Thực tiễn thực hiện các quy phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hđlđ thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần du lịch nam định (Trang 44 - 47)

6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp

2.3.1. Thực tiễn thực hiện các quy phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động

động tại Công ty Cổ phần Du lịch Nam Định

Tình hình biến động lao động của Công ty Cổ phần du lịch Nam Định giai đoạn (2021 – 2022)

S

Chỉ tiêu TT

1

Tổng số lao động đầu năm 2021 1

2

Số lao động tăng trong năm ( tuyển dụng ) 2

Số lao động giảm trong năm 3

Xin nghỉ 3

Đuổi việc 4

Tổng số lao động đến cuối năm 2021 4

(Nguồn: Phòng nhân sự, Khách sạn Vị Hoàng Nam Định) Qua bảng trên ta thấy , trong năm 2021, công ty đã tuyển dụng thêm 2 nhân viên tương ứng với 2 hợp đồng được giao kết. Sở dĩ có sự biến động về nhân sự đầu vào chủ yếu là để bù đắp lỗ hổng về vị trí ở phía nhân sự đầu ra. Nhìn chung biến động cũng không quá lớn do thời điểm này dịch bệnh vẫn đang diễn ra, ngành dịch vụ, du lịch bị ảnh hưởng, do đó công ty cũng chưa có nhu cầu quá lớn về nhân sự.

Tuy vậy tính đến tháng 2/2022, do lực lượng lao động dự tính có biến động lớn trong năm vì du lịch nhộn nhịp trở lại nên đầu các năm thực hiện kế hoạch, Công ty luôn rà soát, kiện toàn lại các văn bản pháp lý về tuyển dụng lao động và công khai phổ biến rộng rãi theo quy định. Qua đánh giá các thông tin về quá trình giao kết HĐLĐ tại Du lịch Nam Định, có thể thấy, Công ty đã quan tâm và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật. 100% NLĐ làm việc tại Công ty được giao kết HĐLĐ bằng văn bản. Chủ thể giao kết HĐLĐ bao gồm người lao động có nhu cầu vào làm việc tại công ty và Tổng Giám đốc – Ông Đinh Văn Nam là người đại diện công ty

HĐLĐ với NLĐ được ký kết dưới dạng HĐLĐ xác định thời hạn với thời hạn là 12 tháng, khi ký kết HĐLĐ với các chức danh chuyên môn, đòi hỏi trình độ cao hơn, công ty sẽ ký kết loại hợp đồng không xác định thời hạn để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ hơn, tạo điều kiện cho những NLĐ có trình độ, chuyên môn có thể gắn bó lâu dài với công ty. Khi hết hạn HĐLĐ đối với công nhân, công ty sẽ xem xét, đánh giá dựa trên hiệu quả, mức độ hoàn thành công việc để xem xét ký tiếp HĐLĐ có thời hạn hay không có thời hạn. Và hầu hết sau đó, công ty sẽ ký thêm HĐLĐ có thời hạn ngắn hơn, sau đó mới ký kết HĐLĐ không thời hạn. Tuy nhiên, NLĐ khi tham gia vào QHLĐ ở công ty sẽ không được thỏa thuận trước các điều khoản trong hợp đồng, quá trình giao kết HĐLĐ còn chưa đúng theo quy định. Phía công ty sẽ đưa ra bản hợp đồng mẫu, NLĐ sẽ được đọc và nếu không có ý kiến gì đối với các điều khoản trong hợp đồng thì 02 bên tiến hành ký kết HĐLĐ. Hơn nữa, phần lớn HĐLĐ vẫn căn cứ hình thức theo mẫu cũ quy định tại Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003, công ty sử dụng HĐLĐ theo hướng dập khuôn, không có sự đổi mới.

Một số nội dung liên quan đến tiền lương của NLĐ như phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, do các khoản này thay đổi theo tưng thời kỳ, phụ thuộc vào tình hình hoạt động vận hành của công ty, chính sách của Công ty theo tưng thời kỳ nên không được ghi mức cố định trong HĐLĐ. Thay vào đó, dẫn chiếu đến các văn bản nội bộ của Công ty như quy chế trả lương, quy chế trả thưởng. Các quy chế này luôn được xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời với điều kiện thực tiễn; trong quá trình xây dựng có xin ý kiến của NLĐ công khai để NLĐ nắm bắt rõ ràng và được thực hiện đúng, đầy đủ trong thực tiễn hoạt động. Như vậy, mặc dù nội dung về phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác của NLĐ không được ghi chi tiết trong HĐLĐ nhưng Công ty vẫn đảm bảo tốt, đầy đủ các quyền, lợi về tiền lương của NLĐ.

Bên cạnh đó, vào những thời điểm khách đông với số lượng lớn như mùa du lịch, mùa cưới…, cần có một lực lượng lớn nhân sự để thực hiện các công việc cho kịp yêu cầu, Công ty có tiến hành huy động lao động ngoài vào làm việc nhưng không trực tiếp ký HĐLĐ có thời hạn mà ký hợp đồng dịch vụ với doanh nghiệp khác (các khách sạn hoặc nhà nghỉ xung quanh). Theo đó, đơn vị này sẽ trực tiếp cung cấp nguồn lao động để thực hiện các công việc tại Công ty.

Căn cứ vào bản chất quan hệ hợp đồng, trong trường hợp này, Công ty không có quyền quản lý mà chỉ căn cứ vào kết quả công việc cuối cùng đã thỏa thuận đế trả tiền cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Đánh giá quá trình thực hiện thực tế, trong một số trường hợp, Công ty vẫn có sự quản lý và giám sát cũng như điều hành quá trình NLĐ của doanh nghiệp thực hiện dịch vụ đến làm việc.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hđlđ thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần du lịch nam định (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w