KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Trang 30 - 33)

KNS là một hoạt động, nhu cầu cần thiết, bổ ích…đối với mọi người. Trong đó học sinh cũng không ngoại lệ, ngược lại, cần tăng cường và thường xuyên rèn luyện KNS nhiều hơn bởi đó là lứa tuổi “giao thoa” giữa cái tốt và xấu, đúng và sai, tiêu cực và tích cực, giữa thích nghi, năng động và khép kín. Giáo dục và rèn luyện KNS là một quá trình đòi hỏi con người phải biết đối diện với rất nhiều tình huống khác nhau và phải thích nghi, lựa chọn, quyết định và tìm cách giải quyết chúng một cách tối ưu nhất để tồn tại, phát triển và thành công. KNS bắt nguồn từ cuộc sống nhưng không phải chỉ để sống mà là “công cụ” rất hữu hiệu để đạt đến thành công, hạnh phúc trong cuộc sống nói chung. Nếu không sớm được giáo dục và rèn luyện KNS thì các em sẽ “chơ vơ, lạc lõng” và thụ động trong bất kỳ một công việc, tình huống nào dù nhỏ nhất sau này. Với ý nghĩa tích cực, thiết thực và khoa học trên, KNS rất cần và “xứng đáng” kịp thời đưa vào chương trình trường phổ thông như nhiều môn học hỗ trợ khác. Tuy nhiên thực trạng của việc giáo dục và rèn luyện KNS cho HS không phải lúc nào cũng được ưu tiên chú ý, bởi những “áp lực” về điểm số, nặng kiến thúc… Hy vọng bằng một số giải pháp ít ỏi, bước đầu có thể giúp các em có được ít “vốn liếng” để dùng và phát huy KNS của mình trong học tập, cuộc sống đạt kết quả mong muốn hơn, đúng với tính chất, ý nghĩa KNS mà chúng ta kỳ vọng.

2. Khuyến nghị

Để nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho HS, tôi xin kiến nghị :

- Với cấp trên : Tổ chức chuyên đề, hội thảo về tiết dạy có lồng ghép KNS cho học sinh để giáo viên các trường có tiếng nói chung về phương pháp và có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Với nhà trường: Liên Đội tổ chức thêm giờ hoạt động ngoại khóa để các em được rèn luyện thêm các KNS. Đặc biệt, thư viện cần có nhiều sách về KNS cho học sinh học tập.

- Với giáo viên: Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn hoặc trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém, qua đó góp phần tích lũy KNS cho các em.

- Với phụ huynh: Quan tâm hơn đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều về thời gian cho con cái học tập. Hướng dẫn và tạo cho con thói quen đọc sách, chia sẻ, tư vấn, định hướng, bồi dưỡng tâm hồn cho con để các em có nhiều thuận lợi trong việc bộc lộ và phát triển cảm xúc, tình cảm trong giao tiếp.

Lời kết: Trong điều kiện thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế vì

vậy đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết rất mong sự góp ý chân thành của quý thầy cô. Sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô sẽ được bổ sung vào đề tài để đề tài trở nên hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả vào trong công tác giảng dạy và học tập môn Ngữ Văn 8 ở trường THCS.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dạy học văn bản Ngữ văn trung học cơ sở theo đặc trưng phương thức biểu đạt, NXB Giáo dục, 2006

2. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở (Tài liệu giành cho giáo viên), NXB Giáo dục, 2010

3. Một số phương pháp dạy - học văn trong nhà trường, NXB Giáo dục, 2001 4. Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục

5. Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục 6. Sách giáo viên Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục 7. Sách giáo viên Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục

8. Tài liệu tập huấn Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn, Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa, tháng 8 năm 2018

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w