1. Cơ sở lý luận về Nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ
1.4.1. Phương pháp ghi thẻ song song
* Nội dung
- Ở kho: Thủ kho dùng “Thẻ kho” để ghi chép hàng ngày tình hình nhập xuất tồn của từng thứ vật tưtheo chỉ tiêu số lượng.
+ Thẻ kho.
+ Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho. + Sổ kế toán chi tiết.
+ Bảng kê nhập xuất tồn. + Sổ kế toán tổng hợp.
- Ghi chú: Ghi hàng ngày, ghi cuối tháng, đối chiếu cuối tháng
Khi nhận chứng từ nhập xuất vật tư, Thủ kho phải kiểm tra tính hơp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhận, thực xuất vào chứng từ và Thẻ kho; cuối ngày tính ra số tồn kho để ghi vào cột tồn trên Thẻ kho. Định kỳ, Thủ kho gửi các chứng từ nhập, xuất đãphân loại theo từng thứ vật tư cho phòng
kế toán.
- Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (Thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép tình hình nhập xuất cho từng thứ vật tưtheo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị.Kế toán khi nhận được chứng từ nhập, xuất của Thủ kho gửi lên, kế toán kiểm tra lại chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ; căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho để ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật tư, mỗi chứng từ được ghi một dòng cuối tháng, kế toán lập bảng kê nhập- xuất tồn, sau đó đối chiếu- , :
- Đối chiếu sổ kế toán chi tiết với thẻ kho của thủ kho.
- Đối chiếu số liệu dòng tổng cộng trênbảng kê nhập xuất tồn với số liệu - -
trên sổ kế toán tổng hợp.
- Đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với sổ liệu kiểm kê thực tế.
* Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu.
* Nhược điểm: Việc ghi chép giữakho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, khối lượng ghi chép còn nhiều.
* Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư, việc nhập xuất diễn ra không thường xuyên. Đặc biệt, trong điều kiện -
doanh nghiệp đã làm kế toán máy thì ph ng pháp này vẫn áp dụng cho những ươ doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư diễn ra thường xuyên. Do đó, xu hướng
phương pháp này sẽ được áp dụng ngày càng rộng rãi.