Văn hóa không phải là một khái niệm tĩnh mà nó luôn thay đổi theo thời gian. Những thay đổi này có thể xảy ra chậm và gây tổn thương cho xã hội. Một ví dụ cho thấy rằng vào những năm 1960, việc phụ nữ giữ những vị trí cấp cao trong tập đoàn lớn không được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên, ngày nay phụ nữ hoàn toàn có thể nắm giữ công việc này. Phụ nữ ngày càng khẳng định được giá trị của bản thân, họ hoàn toàn đủ năng lực trong môi trường kinh doanh (mặc dù có khó khăn hơn cho phụ nữ để đạt được vị trí này so với nam giới). Đây là ví dụ khẳng định vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay.
Hình 11 Marry-Barra- Nữ CEO đầu tiên của hãng ôtô nổi tiếng thế giới General Motors.
Hình 12 Virginia "Ginni" M. Rometty là Tổng giám đốc điều hành của công ty IBM ( 2012)
Hình 14 Nguyễn Thị Phương Thảo- CEO VIetjet
Sự tiến bộ kinh tế và toàn cầu hóa có thể là những yếu tố quan trọng làm nên sự thay đổi xã hội. Ví dụ ở các quốc gia giàu có như Nhật Bản, người ta ngày càng hướng đến chủ nghĩa cá nhân hơn là quan tâm đến chủ nghĩa tập thế. Khi giàu có thì nhu cầu về sự giúp đỡ, hỗ trợ ngày càng giảm, họ có thể tự chăm sóc nhu cầu riêng của họ tốt hơn. Kết quả dẫn đến sự gắn kết với tập thể giảm xuống, họ có xu hướng thể hiện chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn.
Văn hoá có thể thay đổi khi xã hội giàu có hơn, vì tiến bộ kinh tế ảnh hưởng đến một số yếu tố khác, và lần lượt ảnh hưởng đến văn hóa. Ví dụ khi các quốc gia giàu hơn, có sự dịch chuyển từ “các giá trị truyền thống” liên quan tới tôn giáo, gia đình và đất nước hướng tới các giá trị “thế tục hợp lý”. Hay từ “giá trị sống còn” là những giá trị mà con người nắm giữ khi đấu tranh cho sự sinh tồn, nhấn mạnh sự an toàn về kinh tế và thể chất, nay chuyển sang giá trị “phúc lợi” hay “sự tự thể hiện bản thân” nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự đa dạng, của cải và tham gia hoạt động chính trị.
Khi quốc gia trên thế giới càng tiến bộ thì sự khác biết về văn hóa càng được giảm bớt. Họ sẽ có những nhu cầu chung, giống nhau hơn. Ví dụ các sản phẩm đến từ sự phát triển của các tập đoàn công nghệ , dịch vụ, giao thông vận tải. v.v. như Hitachi, Disney, Microsoft có mặt khắp toàn cầu đã tạo điều kiện cho sự hợp nhất và hội tụ các nền văn hóa. Hamburger của Mc Donald, máy nghe nhạc iPods, the Gap ở mọi nơi tạo ra nền văn hoá trẻ đồng nhất. Đây là sự hội tụ chậm nhưng vững chắc giữa các nền văn hóa khác nhau hướng về những giá trị chuẩn mực chung trên toàn cầu.
Hình 15 Các sản phẩm của Microsoft được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu
Hình 16 Sản phẩm đến từ apple tạo xu hướng đối với người dùng trên khắp thế giới
Cùng với những sự thay đổi chung thì cũng không tránh khỏi những xung đột xảy ra. Những xu hướng ngược chiều theo nhiều cách là sự phản ứng lại áp lực hội tụ về văn hóa. Trong thế giới ngày càng hiện đại và thiên nhiều về vật chất, một số xã hội vẫn đang cố gắng nhấn mạnh tầm quan trọng của cội nguồn văn hóa của họ. Tuy một số yếu tố văn hóa thay đổi khá nhanh chóng, đặc biệt là các sản phẩm về nhu cầu tiêu dùng, thì một số yếu tố khác lại thay đổi rất chậm chạp. Ví dụ như người Mỹ họ ăn đồ ăn Trung Quốc, nghe nhạc Kpop, học võ thuật, nhưng giá trị của họ vẫn là những giá trị của người phương Tây. Vì thế, cần phân biệt rõ những khía cạnh văn hóa vật chất hữu hình với những cấu trúc ẩn sâu bên trong, đặc biệt là những giá trị cốt lõi của xã hội. Sự thay đổi cấu trúc bên trong diễn ra rất chậm và sự khác biệt văn hóa ở đây bền vững hơn so với những gì ta nghĩ.