Vị trí địa lí và lãnh thổ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 28)

-Đồng Hỷ là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên

gồm 15 xã và 3 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 454,4km2

,dân số 115,456 người, phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên, phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây Nam giáp huyện Phú Lương, Thành phố Thái Nguyên (Nguồn: phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện Đồng Hỷ).

Huyện có vị trí khá thuận lợi, nằm sát Thành phố Thái Nguyên và các khu công nghiệp lớn của tỉnh, cùng hệ thống giao thông khá phát triển. Có QL1B

và tỉnh lộ ĐT269 (nay là QL17), tỉnh lộ 269D, tỉnh lộ 273 đi qua địa bàn

huyện, có sông Cầu kéo dài trên địa bàn huyện từ xã Văn Lăng đến xã Huống Thượng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu đi lại, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đa dạng: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Thương mại - Dịch vụ và Nông nghiệp.

3.1.2.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Địa hình:

Huyện Đồng Hỷ có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng bắc lên khu vạc xã Tân Long, Văn Lăng và Quang Sơn, cấu trúc chủ yếu của phía bắc là núi đá, là khu vực có tài nguyên về đá làm vật liệu xây dựng; .

+ Khí hậu - thủy văn:

Đồng Hỷ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Nhiệt độ trung bình của huyện Đồng Hỷ là 25°C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tại huyện Đồng Hỷ, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5°C và 3°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu huyện Đồng Hỷ chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng

năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìnchung khí hậu huyện Đồng Hỷ thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

+ Tài nguyên khoáng sản:

Huyện Đồng Hỷ có nguồn khoáng sản như: đá vôi, chì, kẽm, cát, sỏi và quặng sắt phân bố theo vùng là thế mạnh của huyện để phát triển công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng dần hình thành các khu, cụm công nghiệp.

+ Tài nguyên sinh vật:

Huyện Đồng Hỷ có diện tích đất tự nhiên trên 454,4 Km2 với nhiều loại

đất phân bố ở các dạng địa hình khác nhau, kết hợp với sự phân hóa của khí hậu nên có điều kiện để phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp như các vùng trồng lúa, trồng và sản xuất chế biến cây lâm nghiệp, cây chè có chất lượng cao, qua đó đã hình thành các làng nghề chè truyền thống ở các địa phương, đến nay huyện Đồng Hỷ đã có 27 làng nghề trồng và chế biến chè truyền thống và 01 làng nghề sản xuất Miến Dong.

Diện tích rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ với thảm thực vật tương đối phong phú, đa dạng với nhiều loại động, thực vật quý hiếm như: Gỗ trai, nghiến, đinh, sến... có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, chống sói mòn, sạt lở, đồng thời còn có thể phát triển hoạt động du lịch sinh thái như thác Cá Trắng tại xã Cây Thị, suối Khe Tiên xã Văn Lăng, là điểm đến hấp dẫn đối với những người yêu thích thiên nhiên. Diện tích rừng trồng (rừng kinh tế) phát triển tương đối mạnh, góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp giấy, gỗ công nghiệp và vật liệu xây dựng.

Ở các xã, thị trấn vùng thấp như Trại Cau, Nam Hòa, Hóa Thượng, Văn Hánphát triển các loại hình dịch vụ, và cây ăn quả (cây bưởi, ổi…), còncác xã với địa hình đồi núi thấp có dạng bát úp thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp như cây Chè, cây Keo với quy mô lớn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)