CHƯƠNG 3.GỬI THƯ CẢM ƠN TỚI NHÂN DÂN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu QUA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954) của NHÂN dân TA, EM hãy VIẾT một bức THƯ gửi lời cảm ơn tới NHÂN dân THẾ GIỚI đã ỦNG hộ CUỘC KHÁNG CHIẾN của NHÂN dân VIỆT NAM (Trang 27 - 33)

Đã bao năm rồi ? Đã bao năm Việt Nam giành thắng lợi trước giặc Pháp? Thời gian cứ chảy trôi nhưng lịch sử vẫn còn đó. Thời đại mới rồi, lớp người đi trước dần dần bị quên lãng theo thời gian, giờ đây, họ là những ông già, bà lão – có thể còn lành lặn, có thể mất vài bộ phận cơ thể, có thể hơi chậm mạch, những người mà chỉ khi đến những ngày kỷ niệm như 27/7,22/12, 30/4 thì chúng ta lại thấy họ đóng bộ quân phục cũ mèm, bạc phếch, đeo đầy huy chương, huy hiệu lọc cọc đạp những chiếc xe đạp thành đoàn, đến trụ sở ở thôn, ở xã, hát những bài ca mà thời trẻ họ đã từng hát, kể về những điều mà chúng ta ngay cả giàu trí tưởng tượng cũng không thể khái quát nổi trong trí não bởi cái thời đó chúng ta chưa từng đến gần nó chứ đừng bảo rằng cảm nhận được! Cuộc thắng lợi vẻ vảng đó không chỉ có đường lối cách mạng đúng đắn, không chỉ có dân tộc ta-dân tộc Việt Nam anh hùng cùng nhau đoàn kết chung tay đánh giặc, mà còn có nhân dân thế giới cũng giúp sức không nhỏ. Để rồi hôm nay, em viết bức thư gửi tới nhân dân thế giới-đã giúp Việt Nam chống giặc Pháp( 1945-1954).

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021 Kính gửi: Toàn thể nhân dân Thế giới

Chỉ còn vài tiếng nữa thôi, Việt Nam lại đón một năm mới, tạm biệt một năm với dịch bệnh covid. Ngồi nhìn lại năm qua, nhìn lại các chiến sĩ áo trắng và nhân dân cả nước cùng nhau đẩy lùi căn bệnh covid, tôi lại nhớ về 67 năm trước cả nhân dân ta cùng nhau đánh đuổi giặc Pháp và không thể đến các bạn- nhân dân trên Thế Giới cũng góp một phần không nhỏ. Nhìn lại những chặng đường lịch sử đã qua, chúng ta hãy cùng ôn lại sự ủng hộ và giúp đỡ vô giá của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc

Từ trước Cách mạng tháng Tám, ta đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân thế giới đặc biệt là Quốc tế Cộng sản và các tổ chức quần chúng của Quốc tế Cộng sản, của Liên Xô, cách mạng Trung Quốc và nhân dân tiến bộ Pháp, tạo thêm thuận lợi để ta chuẩn bị lực lượng nắm thời cơ làm nên cuộc Cách

mạng tháng Tám năm 1945.Sau Cách mạng tháng Tám, nước ta phải cùng lúc đối phó với nhiều lực lượng quân sự đối địch gồm 300.000 quân của các nước lớn có mặt ở Việt Nam. Phía Bắc là quân Tưởng, phía Nam là quân Anh-Ấn, Pháp. Trong khi đó, chính quyền cách mạng của ta còn non trẻ, đất nước sau nhiều năm chiến tranh, kinh tế suy sụp, tài chính kiệt quệ, nạn đói kéo dài. Lúc này, một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến đã hình thành, đặc biệt phải kể đến sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc, phong trào giải phóng dân tộc, các Đảng cộng sản và công nhân. Hòa với phong trào phản chiến ở các nước châu Âu như hành động của công nhân ở bến cảng An-giê-ry không chịu bốc vũ khí lên tàu chở sang Việt Nam, nhân dân Pháp sôi nổi đấu tranh đòi chấm dứt ¨cuộc chiến tranh bẩn thỉu¨ của thực dân Pháp với những gương dũng cảm như chị Ray-mông Điêng nằm ngang đường xe lửa để cản đoàn tàu chở vũ khí tiếp tế cho quân Pháp ở Việt Nam anh Hăng-ri Mác-tanh phất cờ phản chiến trong hàng ngũ hải quân Pháp, đồng chí Léo Figuères, Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, nghị sĩ Quốc hội Pháp với những bài viết quyết liệt gửi đăng trên các báo của Pháp, nữ nhà văn, nhà báo Pháp Ma-đơ-len Ri-phô với những thiên phóng sự nổi tiếng ngợi ca tinh thần anh dũng của các dân tộc bị áp bức quyết vùng lên giành độc lập, tự do, đòi quyền sống.Mặt trận đoàn kết quốc tế cùng với mặt trận đoàn kết Việt Nam- Lào-Campuchia và mặt trận đoàn kết trong nước (ba tầng mặt trận) đã tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn góp phần giành thắng lợi lịch sử ở Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.

Mặt trận quốc tế ủng hộ, đoàn kết với Việt Nam bao gồm mọi tầng lớp nhân dân ở các nước có chế độ chính trị-xã hội khác nhau trên khắp năm châu, từ người dân lao động bình thường đến các nhà hoạt động chính trị, nghị sĩ, trí thức, nhà báo v.v.; bao gồm từ các tổ chức quần chúng, xã hội, các đảng chính trị và cả chính phủ ở nhiều nước kể cả các nước tư bản chủ nghĩa (như Italia, Thụy Điển, Đan Mạch, Vương quốc Anh, Nhật Bản…). Tham gia các hoạt động đoàn kết với Việt Nam còn có các tổ chức quốc tế như Hội đồng hòa bình thế giới, Ủy ban

đoàn kết nhân dân Á-Phi, các tổ chức phụ nữ, thanh niên, sinh viên, công đoàn quốc tế… Phong trào nhân dân Mỹ chống chiến tranh xâm lược Việt Nam đã hình thành và phát triển ngay trong lòng nước Mỹ, thu hút hàng triệu người Mỹ thuộc đủ mọi thành phần tham gia.

Người Việt Nam ghi khắc trong lòng câu nói của Chủ tịch Phi-đen Cax-tơ- rô: “Máu Việt Nam cũng là máu Cuba. Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”, khẩu hiện của nhân dân Ấn Độ “Tên anh là Việt Nam, tên tôi là Việt Nam, tên chúng ta là Việt Nam”, tấm gương dũng cảm của 8 người Mỹ tự thiêu phản đối chiến tranh Việt Nam, trong đó có anh Nóc-man Mô-ri-xơn, cụ bà Hen-ga Hec-dơ, chị Gian Cao-xơ-ky. Phụ nữ Công-gô, Ma-li, Ăng-gô-la, Chi-lê, Pê-ru, Ác-hen-ti-na… gửi tới những bức thư cổ vũ chí tình. Nhân dân thế giới dấy lên nhiều phong trào viện trợ cho phụ nữ và trẻ em Việt Nam như phong trào “Một chuyến tàu hàng cho Việt Nam” và “100 triêu phơ-răng ủng hộ Việt Nam” của Pháp; “100 triệu Yên” của các bà mẹ Nhật; “120 tấn quà cho phụ nữ Việt Nam” của phụ nữ Liên Xô; “Quà từ trái tim” của phụ nữ Ba Lan, phong trào “Chăn ấm cho trẻ em Việt Nam” của phụ nữ Hung ga ri, “Một nhà trẻ” của phụ nữ Bun-ga-ri, phong trào “Xe đạp, sách vở, đồ chơi cho trẻ em Việt Nam” của phụ nữ Cộng hò Dân chủ Đức… Ngoài ra còn có hàng nghìn cuộc mít-tinh, biểu tình, hội thảo... của nhân dân thế giới và ngay cả trong lòng nước Mỹ để ủng hộ Việt Nam.

Đặc biệt, mặt trận đoàn kết Việt Nam, Lào, Campuchia vốn đã nảy nở và phát triển trong cuộc đấu tranh chung chống thực dân Pháp nay lại càng được củng cố, tăng cường. Liên Xô và Trung Quốc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế dành cho ta sự ủng hộ về chính trị, tinh thần và sự giúp đỡ về vật chất to lớn..

Có thể nói sự ủng hộ, giúp đỡ dưới nhiều hình thức của nhân dân thế giới qua từng giai đoạn lịch sử đã góp thêm sức mạnh để dân tộc Việt Nam, cùng với sức mạnh nội tại của mình, vượt qua chiến tranh bạo tàn, giành độc lập, tự do và

xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Thật may mắn khi đang sống, học tập và làm việc tại một đất nước hòa bình, không có chiến tranh. Chúng cháu – những sinh viên của đại học Mỏ-Địa chất vô cùng cảm kích tấm lòng, sự hy sinh cao đẹp của nhân dân cả nước trên thế giới. Chúng cháu xin gửi lời cảm ơn và tri ân chân thành nhất đến những cống hiến mà nhân dân đã mang lại. Kính chúc nhân dân trên toàn thế giới luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và bình an.

Xin trân trọng cảm ơn và tri ân!”

Người viết thư

Phạm Thị Thu Hằng

KẾT LUẬN

Đường lối cách mạng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng. Nó là cơ sở để dẫn dắt cuộc cách mạng đi đến thành quả cuối cùng. Một đường lối cách mạng đúng đắn kết họp với việc thực hiện triệt để sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng thành công và ngược lại, một đường lối cách mạng chưa xác định chính xác những vấn đề chính của cách mạng thì sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng không đạt kết quả nhu mong đợi. Không chỉ vậy, tinh thần đoàn kết của dân tộc, sự ủng hộ của nhân dân Thế giới cũng góp phần không nhỏ trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954. Ngày nay, kiên định theo con đường Bác Hồ đã chọn, với những thành tựu to lớn trong 74 năm qua, quan hệ ngoại giao đang vững bước tiến lên, viết tiếp những trang sử vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Ngay trong những tháng ngày đất nước còn chiến tranh, chưa được thống nhất, tầm nhìn xa của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hội nhập quốc tế đã được thể hiện rất rõ. Người khẳng định: “Việt Nam là một bộ phận của thế giới, cũng không thể đi ngược dòng lịch sử được.”Thực hiện tầm nhìn chiến

lược đó của Bác, ngoại giao Việt Nam đã làm tốt vai trò “mở đường,” “cầu nối,” đồng hành với các bộ, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong những chặng đường hội nhập của đất nước. Nhiều chủ trương, chính sách lớn đã được ban hành và triển khai. Những thành tựu của công cuộc Đổi mới gần 35 năm qua đã khẳng định vai trò quan trọng của ngoại giao trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Việt Nam đã gia nhập ASEAN năm 1995, APEC năm 1998, trở thành thành viên sáng lập của nhiều diễn đàn, liên kết khu vực và quốc tế quan trọng như Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), ký Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên minh Châu Âu…Những bước đi chủ động, tích cực trong hội nhập quốc tế đã mang lại những lợi ích thiết thực cho đất nước, góp phần đưa Việt Nam trở thành một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng quốc tế, đúng như phương châm Bác Hồ đã từng căn dặn. Đoàn kết tạo nên sức mạnh.

Một phần của tài liệu QUA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954) của NHÂN dân TA, EM hãy VIẾT một bức THƯ gửi lời cảm ơn tới NHÂN dân THẾ GIỚI đã ỦNG hộ CUỘC KHÁNG CHIẾN của NHÂN dân VIỆT NAM (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w