Khái quát về địa bàn thực tập

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG GIA CẦM SAO VIỆT - HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 28 - 31)

Khái quát về huyện Đồng Hỷ:  Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý

Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 5 km về phía đông bắc. Địa phận huyện Đồng Hỷ trải dài từ 21022’ đến 21051’ độ vĩ bắc, 10546’ đến 106004’ độ kinh đông. Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc kạn, phía Nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, phía Đông giáp Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp Huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. Đồng Hỷ có vị trí thuận lợi nằm sát với thành phố Thái Nguyên, trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh Thái Nguyên.

Đặc điểm tự nhiên

Đồng Hỷ có địa hình phức tạp, chia thành hai vùng rõ rệt; Phía Bắc, Đông Bắc (Xã Văn Lăng, Tân Long, Văn Hán, Cây Thị....) là vùng núi thấp, độ cao trung bình 500-600m; Phía Nam và Tây Nam (Xã Hóa Thượng, Nam Hòa, Tân Lợi...) là vùng trung du có địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 100m.

Khí hậu được hình thành từ một nền nhiệt độ cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với địa hình đã tạo nên khí hậu nóng ẩm, mùa mưa, có mùa đông lạnh và thất thường trong năm.

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm 22°C. Vào mùa hè, tiết trời nóng nực, nhiệt độ trung bình từ 25-27°C, mùa đông chịu ảnh hưởng của hơn 20 đợt gió mùa đông bắc, mỗi đợt kéo dài 2-5 ngày, tiết trời giá lạnh, ít mưa, nhiệt độ dao động từ 12- 15°C, có năm thấp xuống dưới 10°C, xuất hiện sương muối. Ba tháng nhiệt độ lạnh nhất trong năm là tháng 12,1,2 nhiệt độ trung bình dưới 17°C.

+ Lượng mưa trung bình năm từ 1500mm đến 2200mm; chế độ mưa chủ yếu phụ thuộc vào hoàn lưu mùa. Mùa mưa trùng với mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm 85-90% lượng mưa trong năm. Mùa ít mưa trùng với mùa lạnh, từ tháng 11 đến tháng 3 với lượng mưa từ 200-400mm, bằng 10-15% lượng mưa cả năm.

Thủy văn: trên địa bàn huyện có hai con sông lớn. Sông cầu là dòng chảy chính của sông Thái Bình, bắt nguồn từ phía bắc tam tao (Chợ Đồn, Bắc kạn) ở độ cao trên 1200m, qua vùng Bạch Thông, Phú Lương, Võ Nhai. Đến địa phận huyện Đồng Hỷ, sông chảy qua các xã Văn Lăng, Hòa Bình, Minh Lập, Hóa Thượng, qua thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Bình, thị xã Phổ Yên sang Bắc Ninh. Sông Cầu có lưu lượng nước lớn, trung bình khoảng 135m3/năm, chế độ nước phù hợp với chế độ mưa. Mùa mưa đồng thời là mùa lũ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Điều kiện phù hợp với mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4. Sông Linh Nham là sông nhỏ, chảy từ Khe Mo, Hóa Trung, hợp lưu với Sông Cầu ở thành phố Thái Nguyên.

 Tình hình phát triển kinh tế

Quá trình chuyển đổi từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa là xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế nông hộ. Theo xu hướng này, một số nông dân phát triển kinh tế thành công, tích lũy được vốn liếng, thuê mướn thêm lao động, mạnh dạn ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất kinh doanh, họ trở nên ngày càng có ưu thế hơn về năng lực, kết quả và hiệu quả sản xuất so với các hộ khác.

Sự phát triển kinh tế nông hộ sẽ dẫn tới xu hướng phân hóa về quy mô và trình độ sản xuất và kết quả làm xuất hiện loại hình kinh tế trang trại. Trang trại là hình thức doanh nghiệp nhỏ trực tiếp sản xuất ra nông sản phẩm, là đối tượng để phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Kinh tế trang trại là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông hộ, là mô hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính chất phổ biến và không ngừng phát triển cho đến nay.

Trang trại là một loại hình sản xuất nông nghiệp khá phổ biến và đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. vậy nên quy mô trang trại trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ đang ngày càng phát triển và được các hộ người dân đang chú trọng trong việc phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại. Đã có rất nhiều hộ người dân đã thành lập và phát triển trang trại đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi hiện đang phát triển khá mạnh, nhiều nông dân đã đầu tư công sức, tiền của để xây dựng những trang trại có quy mô lớn, đem lại thu nhập cao cho bản thân và tạo thêm việc làm cho người dân...

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, huyện Đồng Hỷ đã triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra hằng năm, do vậy tình hình kinh tế, xã hội về cơ bản ổn định; các nguồn lực được tập trung để thực hiện các công trình, dự án trọng điểm; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được đẩy mạnh; môi trường sản xuất kinh doanh được củng cố; các nguồn thu được khai thác có hiệu quả…

Năm 2018 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu đạt 14,46% (công nghiệp - xây dựng: 22,9%; nông, lâm nghiệp, thủy sản: 3,66%; thương mại - dịch vụ: 4,9%).

Sản xuất nông, lâm nghiệp đạt nhiều kết quả do triển khai tốt các dự án, chương trình hỗ trợ sản xuất. Công tác khuyến nông của địa phương, chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả. Năm 2018 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 1.231 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; cơ cấu mùa vụ, cây trồng chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị trên một đơn vị diện tích; từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên

canh, tập trung như sản xuất lương thực, trồng rau, cây ăn quả và vùng chè chất lượng cao… toàn huyện hiện có 3.010 ha chè. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt trên 46.000 tấn/năm; trồng rừng mới đạt trên 1.200 ha/năm, nâng độ che phủ rừng đạt trên 50%. Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng trang trại công nghiệp, toàn huyện hiện có 89 trang trại chăn nuôi, trong đó có 76 trang trại chăn nuôi gia cầm, 13 trang trại chăn nuôi lợn. Nhiều trang trại có quy mô lớn như trang trại chăn nuôi lợn quy mô trên 1.000 con ở thị trấn Sông Cầu, trang trại gà đẻ trứng với quy mô từ 30.000 - 40.000 con tại xã Khe Mo và thị trấn Trại Cau…

Nhiều nông dân đã đầu tư vào xây dựng trang trại quy mô lớn, các trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp quy mô lớn, như: các trang trại chăn nuôi gà hậu bị (quy mô 10.000-20.000 con/lứa), chăn nuôi gà đẻ thương phẩm (quy mô 20.000-30.000 con/lứa, chăn nuôi gà thịt (6.000-9.000 con/lứa), chăn nuôi lợn nái ngoại (60-1.200 nái/lứa), chăn nuôi lợn thịt (2.000-4.000 con/lứa)

Để kinh tế trang trại tiếp tục phát triển bền vững, thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai xây dựng mô hình, dự án điểm có giá trị kinh tế cao theo hướng an toàn vệ sinh dịch bệnh; tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật; đầu tư cơ sở hạ tầng; tăng cường thông tin hỗ trợ các chủ trang trại; tạo điều kiện cho người dân có thể vay vốn các ngân hàng để phát triển chăn nuôi; phát triển trang trại tổng hợp, hướng dẫn nhân dân xây dựng chuồng trại khoa học, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh. Hướng dẫn các chủ trang trại tăng cường sự liên kết theo hình thức hiệp hội, tổ hợp sản xuất, nhằm hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG GIA CẦM SAO VIỆT - HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)