Thực trạng về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 32 - 35)

2015 -2017

4.1.2. Thực trạng về kinh tế xã hội

Tình hình phát triển kinh tế tại địa phương

Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền xã Cô Mười trong những năm qua đã có bước phát triển đúng hướng, tất cả các ngành sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng đều có những bước phát triển mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tiến bộ KH – KT được áp dụng vào sản xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao.

- Nông nghiệp

Trong những năm gần đây nền kinh tế của xã phát triển theo hướng tích cực, hình thức tổ chức sản xuất của xã chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dần từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa, công tác khuyến nông khuyến lâm luôn được các cấp quan tâm. Hệ thống khuyến nông từ xã xuống cơ sở bao gồm cán bộ địa chính, cán bộ khuyến nông và các khuyến nông viên cơ sở ở 7 xóm

Tiến bộ KH – KT được áp dụng vào sản xuất, bà con nông dân có những nhận thức tiến bộ trong việc sử dụng các loại giống cây trồng mới nên chất lượng cuộc sống ngày càng nâng lên. Ngoài trồng trọt người dân biết chăn nuôi theo hướng tự cung tự cấp, một lượng nhỏ được người dân sử dụng để đổi các hàng hóa khác phục vụ sinh hoạt trong gia đình Cô Mười là một xã thuần nông, ngành trồng trọt và chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với thu nhập của người dân.

+ Trồng trọt

Năm 2017 vừa qua, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 1553/1702 tấn đạt 91,2 % chỉ tiêu kế hoạch, đạt 97 % so với cùng kì năm 2016.

suất đạt 47,9 tạ/ha, sản lượng 498 tấn.

Cây ngô diện tích gieo trồng được 217/219 ha bằng 99% chỉ tiêu kế hoạch, năng suất 54,6 tạ/ha, sản lượng 1.321 tấn. Tìm hiểu về các loại cây trồng chính trong xã đã thu được kết quả thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã Cô Mười năm 2017

STT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất ( tạ/ha) Sản Lượng (tấn) 1 Lúa 104 47,9 498 2 Ngô 217 36,8 798 3 Đỗ tương 8 7,5 60 4 Khoai tây 0,2 15 3

(Nguồn: UBND xã Cô Mười, 2017)

Qua bảng trên ta thấy:

Lúa là cây lương thực chủ đạo của toàn xã được thể hiện ở diện tích, năng suất và sản lượng đều cao nhất. Diện tích trồng lúa là 104 ha, năng suất đạt 47,9 tạ/ha cho sản lượng là 516 tấn. Với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, đặc biệt chương trình kiên cố hóa kênh mương, nhờ vậy mà diện tích trồng lúa được tưới tiêu thuận lợi. Ngoài ra nhờ chính sách trợ giá các loại giống và phân bón của nhà nước đã làm cho năng suất lúa ngày càng tăng và ổn định. Khoai tây là cây trồng có diện tích thấp nhất so với các loại cây trồng khác với diện tích là 0,2 ha năng suất đạt 15 tạ/ha và sản lượng đạt 3 tấn, các hộ gia đình chỉ trồng để sử dụng trong gia đình, chưa mang tính chất là sản xuất thành hàng hóa.

+ Chăn nuôi

Chăn nuôi và công tác thú y có mối quan hệ chặt chẽ với ngành trồng trọt. Sự phát triển của ngành chăn nuôi là một động lực thúc đẩy cho ngành trồng trọt phát triển và ngược lại. Với điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triển ngành chăn nuôi, chính quyền địa phương rất quan tâm chỉ

đạo phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, khuyến khích bà con nhân dân đầu tư, phát triển mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp VACR (vườn, ao, chuồng) để tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong xã, đồng thời tận dụng nguồn phân bón hữu cơ để giảm bớt chi phí cho sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.3. Số lượng gia súc, gia cầm của xã cô mười qua 3 năm 2015 - 2017 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng đàn trâu Con 336 365 328 Tổng đàn bò Con 195 197 169 Tổng đàn lợn Con 2.252 3.089 3.691 Tổng đàn gia cầm Con 3.857 4.046 5.264

Tỷ lệ gia súc được tiêm phòng

% 65 60 70

Tỷ lệ gia cầm được tiêm phòng

% 50 51 62

(Nguồn: UBND xã Cô Mười, 2017)

Nhìn chung qua 3 năm số lượng đàn gia súc trong xã:

Tổng đàn trâu năm 2015 là 336 con, năm 2016 là 365 con vào nhưng đến năm 2017 giảm xuống còn 308 con. Tổng đàn gia súc giảm nguyên nhân là do diện tích bãi chăn thả ngày càng bị thu hẹp, giá thành của một con trâu ngày cao, việc đưa máy nông nghiệp vào sản xuất thay thế sức kéo, đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến số lượng đàn gia súc trong xã giảm dần qua các năm.

Tổng đàn gia cầm cũng tăng qua các năm, trong năm 2017 vừa rồi số gia cầm tăng nhiều từ 4.046 con (2016) lên 5.230 con vì xã nhận được chính sách hỗ trợ vịt con cho hộ nghèo và cận nghèo. Việc chăn nuôi gia cầm chủ yếu là nông hộ, quy mô nhỏ lẻ, mức độ đầu tư chưa cao chủ yếu là góp phần tăng thêm thu nhập và cải thiện bữa ăn cho gia đình.

Tình hình xã hội

+ Dân số xã Cô Mười

Theo thống kê tổng năm 2017 là 1480 người, trên địa bàn có 7 xóm với 4 dân tộc cùng sinh sống là: Nùng, Tày, Mông, Kinh. Dân cư nông thôn xã được hình thành từ lâu đời sống tập trung làng bản chủ yếu tập trung dọc theo hai bên tuyến đường quốc lộ 4A.

+ Lao động, việc làm

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi chiếm 60,67% tổng dân số, lao động nông nghiệp tại xã Cô Mười vẫn chiếm tỷ lệ cao. Lao động dồi dào nhưng số lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ chưa cao, sản xuất theo kinh nghiệm là chính.

Bảng 4.4: Hiện trạng dân số - lao động xã Cô Mười năm 2017 STT Tên xóm Số hộ Số khẩu Số lao động chính Hộ nghèo Hộ cận nghèo 1 Bản Tám 61 269 170 29 19 2 Lũng Táo 28 127 71 18 6 3 Cô Mười 61 249 134 30 7 4 Vạc Khoang 35 167 95 19 1 5 Bó Hoạt 22 98 60 12 11 6 Co Tó A 70 311 205 31 9 7 Co Tó B 64 259 163 38 13 Tổng cộng 341 1480 898 177 66

(Nguồn: UBND xã Cô Mười, 2017)

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 32 - 35)