2.3.1 Xác định nghiệp vụ cần phân tích
Để có thể xây đựng được hệ thống, ta cần phải phân tích rõ luồng nghiệp vụ của từng công việc. Chúng ta có thể thấy các Use case cần làm rõ bao gồm các chức năng như sau:
Đăng nhập: người dùng sử dụng chức năng để đăng nhập vào hệ thống Đăng ký người dùng: quản trị viên thực hiện đăng ký tài khoản người dùng
khác
Xóa người dùng: quản trị viên thực hiện xóa người dùng
Thêm, Sửa, Xóa thông tin cán bộ: người dùng sử dụng chức năng để thêm, sửa, xóa thông tin cán bộ
Tính toán lương cho cán bộ: người dùng sử dụng chức năng để tính toán mức lương cho cán bộ hiện thị trên danh sách tìm kiếm
Thay đổi hệ số tiền lương: người dùng sử dụng chức năng để thay đổi hệ số tiền lương
Thăng cấp cán bộ: người dùng sử dụng chức năng để thăng cấp cho cán bộ theo quy định của Bộ tài chính
Xem thông tin thăng cấp: người dùng sử dụng chức năng để theo dõi thông tin thăng cấp của cá nhân
Quản lý phòng ban: người dùng sử dụng chức năng để quản lý phòng ban như thêm, sửa đổi hoặc xóa thông tin phòng ban
2.3.2 Biểu đồ hoạt động là gì
Biểu đồ hoạt động là một mô hình logic được dùng để mô hình hóa cho các hoạt động trong quy trình nghiệp vụ. biểu đồ chỉ ra luồng đi từ hoạt động này sang hoạt động khác trong hệ thống. Nó đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng mô hình chức năng của hệ thống và nhấn mạnh tới việc chuyển đổi quyền kiểm soát giữa các đối tượng.
Các bước xây dựng biểu đồ hoạt động như sau:
1. Xác định các nghiệp vụ cần mô tả : từ biểu đồ Use Case ta sử dụng để xác định nghiệp vụ nào cần mô tả hoạt động
2. Xác định trạng thái đầu tiên và trạng thái kết thúc
3. Xác định các hoạt động tiếp theo : xuất phát từ điểm bắt đầu, phân tích để xác định các hoạt động tiếp theo cho đến khi gặp điểm kết thúc để hoàn thành biểu đồ
2.3.3 Bản vẽ biểu đồ hoạt động (Activity Diagram) 2.3.3.1. Đăng nhập act Log in hiển thị form đăng nhập bắt đầu nhập tài khoản và mật khẩu xác nhận đăng nhập hệ thống hiển thị form chính
thông báo lỗi đăng nhập kết thúc hình 2-4: biều đồ hoạt động chức năng
Chức năng đăng nhập: người dùng sẽ thấy form đăng nhập khi bắt đầu vào sử dụng hệ thông quản lý, form sẽ yêu cầu người dùng nhập tên tài khoản và mật khẩu. khi chọn đăng nhập, hệ thống sẽ kiểm tra có tồn tại tài khoản hay không, kiểm tra mật khẩu có khớp với tài khoản không. Nếu có sẽ cho phép đăng nhập. Nếu sai thông tin đăng nhập hệ thống sẽ hiển thị thông báo lỗi “Tài khoản hoặc mật khẩu không đúng, hãy kiểm tra lại”. Hệ thống sẽ có hai loại người sử dụng hệ thống: quản trị viên
(admin), người quản lý (manager). Hệ thống sẽ trả về form riêng cho từng vai trò đăng nhập.
2.3.3.2. Đăng ký người dùng
act Add new user
bắt đầu
kiểm tra tính hợp lệ đầu vào
kiểm tra sự tồn tại
thông báo kết quả thành công
kết thúc
hình 2-5: biều đồ hoạt động chức năng đăng ký người dùng
Chức năng đăng ký người dùng: hệ thống sẽ hiển thị form đăng ký để người dùng nhập thông tin cá nhân, tên tài khoản và mật khẩu. Khi chọn đăng ký, hệ thống sẽ kiểm tra thông tin đã đúng với định dạng hay không. Nếu không đúng thì hệ thống hiện thông báo bắt người dùng kiểm tra lại thông tin. Sau đó, hệ thống tiếp tục kiểm tra sự tồn tại của tên tài khoản. Nếu hệ thống đã tồn tại tên tài khoản thì sẽ hiện thông báo người dùng sử dụng tên tài khoản khác. Nếu không, hệ thống sẽ hiện thông báo đăng ký thành công và thoát khỏi form đăng ký người dùng, quay trở về form quản lý người dùng.
2.3.3.3. Xóa người dùng
act Delete user
bắt đầu chọn tài khoản người dùng cần xóa xác định xác định xóa
xóa tài khoản thành công
kết thúc
hình 2-6: biều đồ hoạt động chức năng xóa người dùng
chức năng xóa người dùng: trên form quản lý người dùng, người dùng sẽ chọn một tài khoản nào đó để thực hiện xóa, sau đó chọn chức năng xóa. Hệ thống sẽ hiện thị thông báo xác nhận xóa. Người dùng chọn chấp nhận để xóa và hủy để hủy bỏ xóa.
2.3.3.4. Thêm, Sửa, Xóa thông tin cán bộ
act Manage employee
bắt đầu
thêm cán bộ mới
hình 2-7: biều đồ hoạt động chức năng thêm, sửa, xóa thông tin cán bộ
Chức năng thêm, sửa, xóa cán bộ: là phần chức năng quản lý chung cho người dùng. Người dùng lựa chọn chức năng và hệ thống sẽ trả về form chức năng tương ứng cho phần quản lý cán bộ. Khi thực hiện xong chức năng, hệ thống sẽ thông báo thực hiện thành công và trở về form quản lý cán bộ. Ví dụ: Người dùng chọn chức năng sửa thông tin cán bộ. Hệ thống sẽ hiển thị form sửa thông tin cán bộ và sau khi thực hiện xong sẽ trở về form quản lý cán bộ.
2.3.3.5. Tính toán lương cho cán bộ
act Calculate salary
bắt đầu
chọn chức năng tính lương
hiển thị danh sách cán bộ và thông tin lương
hình 2-8: biều đồ hoạt động chức năng tính lương cán bộ
Chức năng tính lương cán bộ: người dùng cần phải chọn một cá nhân hoặc một danh sách cán bộ cần tính lương. Sau đó, chọn chức năng tính lương. Hệ thống sẽ tự động tính toán các mức lương theo quy định của từng cá nhân tương ứng. Sau đó, trả về kết quả bảng danh sách cán bộ cùng với thông tin mức lương theo từng mục.
2.3.3.6. Thăng cấp – bậc cán bộ
act Manage Level degree
bắt đầu chọn cấp - bậc mới kiểm tra tính hợp lệ hợp lệ thông báo thành công kết thúc
hình 2-9: biều đồ hoạt động chức năng thăng cấp – bậc cán bộ
Chức năng thăng cấp – bậc cán bộ: người dùng chọn một cán bộ cần thăng cấp và chọn chức năng thăng cấp – bậc. Hệ thống sẽ trả về form nhập cấp – bậc mới để người dùng nhập thông tin thăng cấp. Hệ thống sẽ kiểm tra tính hợp lệ của thông tin người dùng đã nhập. Nếu cấp nhỏ hơn cấp cũ hoặc thông tin không hợp lệ thì hệ thống sẽ hiện thông báo lỗi, nếu không sẽ hiện thông báo thành công.
act Manage department
bắt đầu
thêm phòng ban
hình 2-10: biều đồ hoạt động chức năng quản lý phòng ban
Chức năng quản lý phòng ban: là phần chức năng quản lý chung cho người dùng. Người dùng lựa chọn chức năng và hệ thống sẽ trả về form chức năng tương ứng cho phần quản lý phòng ban. Khi thực hiện xong chức năng, hệ thống sẽ thông báo thực hiện thành công và trở về form quản lý phòng ban. Ví dụ: Người dùng chọn chức năng sửa thông tin phòng ban. Hệ thống sẽ hiển thị form sửa thông tin phòng ban và sau khi thực hiện xong sẽ trở về form quản lý phòng ban.