Giám sát đối tác trong quá trình thực hiện hợp đồng:

Một phần của tài liệu Đề tài: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT VÀ PHÒNG NGỪA TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ppsx (Trang 48 - 50)

Mặc dù các bên đã thỏa thuận tất cả những điều khoản hết sức rõ ràng, cụ thể, chi tiết và tiến hành ký hợp đồng theo đúng các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các bên vẫn phải giám sát việc thực hiện hợp đồng đối với đối tác. Giám sát đối tác trong việc thực hiện hợp đồng nhằm kịp thời phát hiện những dấu hiệu của những vi phạm hợp đồng có thể dẫn tới tranh chấp để có những ứng xử kịp thời. Công việc này đặc biệt quan trọng trong những quan hệ thương mại như tín dụng, cho thuê tài sản, thuê mua tài sản, mua bán hàng hóa với thời gian dài, số lượng lớn. Trong hoạt động cấp tín dụng, tài trợ vốn có một quy trình bắt buộc đó là kiểm tra mục đích sử dụng vốn, kiểm tra tình trạng của tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ. Việc cấp tín dụng thông thường được giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án/phương án kinh doanh của người vay. Việc thường xuyên kiểm tra sẽ phát hiện được sớm nếu người vay sử dụng vốn vay sai mục đích có thể dẫn tới khả năng ngân hàng sẽ không thu hồi được vốn hoặc tài sản dùng để bảo đảm trả nợ của người vay bị giảm giá trị do khai thác quá mức hoặc do không được bảo quản ở mức cần thiết hoặc thậm chí tài sản đó không còn

do được chuyển gia trái phép. Khi phát hiện những vấn đề trên thì ngân hàng sẽ yêu cầu người vay phải giải trình, sửa chữa khắc phục hậu quả hoặc kịp thời ngừng giải ngân giảm thiểu được thiệt hại phát sinh. Đối với những hợp đồng thuê tài sản, thuê mua tài sản hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa cũng vậy, khi phát hiện đối tác có dấu hiệu vi phạm như sử dụng trái mục đích tài sản thuê, vi phạm cam kết thanh toán hoặc những cam kết khác thì doanh nghiệp có thể thu hồi lại tài sản, ngừng cung cấp hàng hóa để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro.

Việc thường xuyên giám sát đối tác trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoài ý nghĩa phát hiện sớm và phòng nghừa rủi ro thì còn có ý nghĩa các bên kịp thời có biện pháp tháo gỡ những vướng mắc, chia sẻ những khó khăn để tránh những tranh chấp về sau.

Lời kết

Trên đây là một số vấn đề hết sức cơ bản về tranh chấp thương mại ở Việt Nam. Em hy vọng rằng qua bài viết này, các doanh nghiệp có thể hình dung ra phần nào những rủi ro, những thiệt hại do tranh chấp thương mại mang lại, từ đó có những biện pháp để hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra trong hoạt động kinh tế hàng ngày.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Văn Nam - Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này!

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2007

Người viết

Đào Nguyên Khải

Văn phòng Luật sư Đào và Đồng nghiệp xác nhận rằng: Trong thời gian thực tập, anh Đào Nguyên Khải đã có ý thức tốt trong việc chấp hành Nội quy - Quy chế của Văn phòng và chủ động nghiên cứu tài liệu, tham khảo ý kiến của các Luật sư trong Văn phòng để hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp trên.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2007

KT. Trưởng Văn phòng

Một phần của tài liệu Đề tài: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT VÀ PHÒNG NGỪA TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ppsx (Trang 48 - 50)