Cơ sở vật chất để làm việc có tác động lớn đến khả năng làm việc, thái độ làm việc, hiệu quả làm việc và sức khỏe của công chức. Môi trường làm việc được trang cấp đầy đủ các thiết bị phục vụ cho công việc, bảo đảm vệ sinh lao động, an toàn lao động… công chức sẽ yên tâm làm việc, phát huy năng lực, nâng cao hiệu suất lao động và hiệu quả công việc. Ngược lại, nếu môi trường làm việc không tốt sẽ khiến công chức làm việc trong tâm lý căng thẳng, bất an.
23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Phát triển nguồn nhân lực được xem là yếu tố quan trọng nhằm đáp ứng các mục tiêu, chiến lược của tổ chức. Chất lượng nguồn nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các tổ chức, giúp tổ chức giải quyết được các vấn đề về tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ nhân viên kế cận cũng như giúp cho tổ chức hoàn thành mục tiêu, thích ứng kịp thời với sự thay đổi của phát triển kinh tế - xã hội, sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, cách mạng lần thứ tư. Trên cơ sở các nội dung phân tích thực trạng phát triển NNL của Sở KH&ĐT tỉnh Gia Lai ở chương 2, mục tiêu, công việc của Sở cũng như định hướng phát triển nguồn nhân lực của Sở đến năm 2025, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác phát triển NNL của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai trong tương lai; với các giải pháp chủ yếu như:
-Hoàn thiện công tác nâng cao năng lực của đội ngũ CCVC.
-Hoàn thiện công tác sắp xếp, bố trí và sử dụng công chức viên chức.
-Nâng cao việc sử dụng các công cụ tạo động lực thúc đẩy người lao động.
Để các giải pháp trên có điều kiện thực hiện thì không chỉ cần sự nỗ lực từ bản thân ban lãnh đạo, sự đồng lòng của công chức viên chức Sở Kế hoạch và Đầu tư, mà còn cần sự phối hợp từ phía cơ quan Nhà nước thông qua hệ thống chính sách, pháp luật ngày càng hoàn thiện.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, luận văn “Phát triển nguồn nhân lực tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai” đã hoàn thành một số nội dung sau đây:
Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển NNL trong tổ chức. Luận văn đã làm rõ phát triển NNL là nhân tố thành công của một tổ chức trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.
Thứ hai, qua phân tích thực trạng về phát triển NNL tại Sở KH&ĐT tỉnh Gia Lai, luận văn đã chỉ được những thành công và hạn chế của nguồn nhân lực tại Sở KH&ĐT tỉnh Gia Lai thời gian qua.
Thứ ba, thông qua lý luận và thực trạng phát triển NNL, luận văn đã đưa ra một số giải pháp phù hợp với cơ quan nhằm góp phần xây dựng một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai ngang tầm với nhiệm vụ mới.
Trong khuôn khổ cho phép, tác giả đã vận dụng kiến thức tiếp thu được từ tài liệu, nhà trường, đi sâu tìm hiểu thực trạng tại chính đơn vị tác giả đang công tác để phân tích, đánh giá và bước đầu đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NNL tại Sở KH&ĐT tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn nên cần có sự nghiên cứu mở rộng và sâu sắc hơn nữa, và do thời gian thực hiện luận văn hạn chế, trong khi trình độ và khả năng của tác giả lại có hạn, luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả chân thành mong nhận được sự chỉ dẫn của các Thầy/Cô và đồng nghiệp, bạn đọc để tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài này góp phần thiết thực vào sự phát triển của Sở KH&ĐT tỉnh Gia Lai.Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Trường Sơn cùng các thầy/cô đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này./