trên tôi đã thu được một số kết quả như sau:
5.1. Về bản thân
- Tôi đã trau rồi thêm việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo hướng đổi mới. Có kiến thức sâu hơn về khám phá khoa học, hiểu biết nhiều hơn về các hiện tượng sự vật xung quanh. Có kỹ năng dạy trẻ làm các thí nghiệm đơn giản thu hút trẻ tham gia tích cực vào hoạt động. Có sự sáng tạo trong mỗi tiết dạy, thường xuyên rèn luyện bản thân, tập trung chuyên môn, khám phá các thí nghiệm mới. Luôn tạo được môi trường học bằng chơi, chơi mà học. Động viên, khích lệ trẻ kịp thời đúng lúc giúp trẻ tự tin, tạo điều kiện tốt để trẻ có khả năng tư duy, phát triển toàn diện.
- Có thêm nhiều trò chơi, thí nghiệm làm phong phú thêm phương tiện truyền tải kiến thức đến với trẻ.
- Qua quá trình tổ chức cho trẻ chơi và làm thí nghiệm, cô dễ dàng phân loại trẻ để có cách giáo dục phù hợp hơn cũng như phát hiện ra khả năng nổi trội của 1 số trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng.
- Giáo viên trong trường cũng học hỏi và nhận rõ sự cần thiết của việc dạy trẻ thực hành những thí nghiệm, tạo nền móng cho sự phát triển trí tuệ cho trẻ
5.2. Về phía trẻ.
- Sự hứng thú, tò mò thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh
- Hình thành cho trẻ 1 số kĩ năng, thao tác thử nghiệm trong góc khoa học
- Trẻ ngày càng có kĩ năng thao tác tốt, biết suy đoán, phán đoán nhằm tìm ra kết quả chính xác
- Không chỉ khám phá trong góc khoa học hoặc trong các hoạt động khoa học mà trẻ còn khám phá, áp dụng và phát hiện được rất nhiều điều qua các môn học khác
- Hầu hết tất cả các trẻ đều háo hức chờ đón những giờ thí nghiệm, tập trung cao độ để quan sát hiện tượng xảy ra, kiên nhẫn chờ đón kết quả. Qua đó khơi gợi ở trẻ nhu cầu khám phá, trẻ bắt đầu để ý đến những biến đổi của sự vật hiện tượng xung quanh, biết tự khám phá bằng giác quan và có sự trao đổi với cô, với bạn
* Kết quả khảo sát được thể hiện như sau: - Trước khi áp dụng đề tài:
Bảng1: Khảo sát việc trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi “khám phá khoa học qua các thí nghiệm”.
Tháng 10/2021 Nội dung đánh giá Tổn g số trẻ Kết quả Tốt Khá yêuĐạt cầu Không đạt yêu cầu S L % S L % SL % SL % Hứng thú tham gia hoạt động khám 25 6 24 7 28 9 36 3 12
phá
Kỹ năng thực hành 2 8 3 12 7 28 13 52 Khả năng quan sát
phán đoán 4 16 5 20 6 24 10 40 Khả năng suy luận 2 8 3 12 7 28 13 52
- Sau khi áp dụng đề tài:
Bảng2: Bảng khảo sát việc trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi “khám phá khoa học qua các thí nghiệm”.
Tháng: 02/2022 Nội dung đánh giá Tổn g số trẻ Kết quả Tốt Khá Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu S L % SL % SL % SL % Hứng thú tham gia hoạt động khám phá 25 1 0 40 11 44 4 16 0 0 Kỹ năng thực hành 8 32 7 28 10 40 0 0 Khả năng quan sát phán đoán 7 28 9 36 7 28 2 8 Khả năng suy luận 5 20 8 32 9 36 3 12
Tuy kết quả chưa đúng như mong muốn nhưng đó là niềm vui, phấn khởi,
động viên khích lệ tôi và trẻ tiếp tục cố gắng hơn nữa trong những năm học tiếp theo và đặc biệt là tạo được tình cảm, lòng tin của các bậc phụ huynh với cô giáo nói riêng và trường mầm non nói chung, để họ yên tâm tiếp tục gửi con cháu và quan tâm tới việc chăm sóc giáo dục trẻ phối hợp cùng với nhà trường để trẻ phát triển tốt hơn.
5.3. Về phía phụ huynh Nhận thức rõ được sự quantrọng của việc thực hành thí nghiệm khoa học, và tạo điều kiện trọng của việc thực hành thí nghiệm khoa học, và tạo điều kiện cung cấp, cộng tác với cô giáo để trẻ được thực hiện nhiều thí nghiệm hơn với cả ở lớp và ở nhà
- Phụ huynh cũng được kết hợp cùng giáo viên sưu tầm các nguyên vật liệu, đồ dùng để trẻ thí nghiệm, từ đó có kiến thức về những nội dung trẻ cần có ở trường, kết hợp với giáo viên bổ sung, làm phong phú kiến thức cho trẻ.
- Phụ huynh qua đây cũng thấy được khả năng của con em mình và có kế hoạch bồi dưỡng cho trẻ cũng như tin tưởng vào trẻ có thể làm được nhiều điều mà trước nay ta chưa nghĩ là trẻ có thể làm.
- Phụ huynh tuyên truyền đến nhiều phụ huynh khác cùng nhận rõ sự cần thiết của việc dạy trẻ thực hành những thí nghiệm, tạo nền móng cho sự phát triển trí tuệ cho trẻ. Để có nhiều phụ huynh luôn gần gũi, vui chơi, thử nghiệm cùng con bởi sự phát triển của trẻ là sự cần thiết của cha mẹ