Các bộ phận chính của hệ thống cung cấp xăng

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU TRÊN XE HYUNDAI SANTAFE (Trang 25 - 30)

2.3.2.1 Lọc nhiên liệu

Sơ đồ kết cấu:

Hình 2.4: Kết cấu bộ lọc nhiên liệu

1. Thân lọc; 2. Lõi lọc; 3. Tấm lọc; 4. Cửa xăng ra; 5. Tấm đỡ; 6. Cửa xăng vào.

Công dụng:

Bộ lọc nhiên liệu dùng để lọc chất bẩn và các tạp chất ra khỏi nhiên liệu khi nhiên liệu đi cung cấp cho động cơ hoạt động.

Lọc nhiên liệu đƣợc dùng là kiểu lọc thấm, phần tử lọc bằng giấy. Ƣu điểm của loại lọc thấm kiểu dùng giấy là giá rẻ, lọc sạch. Nhƣợc điểm là tuổi thọ thấp.

Nguyên lý làm việc:

Xăng đƣợc bơm nhiên liệu bơm vào cửa (6) của bộ lọc, sau đó xăng đi qua phần tử lọc (2). Lõi lọc đƣợc làm bằng giấy, độ xốp của lõi giấy khoảng 10m. Các tạp chất có kích thƣớc lớn hơn 10m đƣợc giữ lại đây. Sau đó xăng đi qua tấm lọc (3) các tạp chất nhỏ hơn 10m đƣợc giữ lại và xăng đi qua cửa ra (5) của bộ lọc là xăng tƣơng đối sạch cung cấp quá trình nạp cho động cơ.

2.3.2.2 Dàn phân phối xăng  Công dụng:

Có nhiệm vụ phân phối đồng đều nhiên liệu cho tất cả các vòi phun với một áp suất nhƣ nhau. Ngoài ra nó còn có chức năng nhƣ một bộ tích trữ nhiên liệu và dung tích này lớn hơn rất nhiều so với dung tích mỗi lần phun. Do đó sẽ hạn chế đƣợc sự thay đổi áp suất trong mạch nhiên liệu sau mỗi lần phun, thông thƣờng thì ống phân phối có cấu tạo thích hợp để cho việc lắp ráp các van phun dễ dàng.

Sơ đồ kết cấu:

2.3.2.3 Bộ điều chỉnh áp suất  Công dụng:

Duy trì và ổn định độ chênh áp trong đƣờng ống. Lƣợng xăng đƣợc xả về thùng phải đảm bảo cho áp lực của nhiên liệu trong đƣờng ống từ bar. Để lƣợng xăng khi phun chỉ phụ thuộc vào thời gian phun và kim phun.

Bộ điều chỉnh áp suất nhiên liệu cấp nhiên liệu đến vòi phun phụ thuộc vào áp suất trên đƣờng ống nạp.

Lƣợng nhiên liệu đƣợc điều khiển bằng thời gian của tín hiệu phun, nên để lƣợng nhiên liệu đƣợc phun ra chính xác thì mức chênh áp giữa xăng cung cấp đến vòi phun và không gian đầu vòi phun phải luôn luôn giữ ở mức 3kG/cm2 và chính bộ điều chỉnh áp bảo đảm trách nhiệm này.

Sơ đồ kết cấu:

Hình 2.6: Sơ đồ kết cấu bộ ổn định áp suất

1. Khoang thống với đường nạp khí 2. Lò xo; 3. Van; 4. Màng; 5. Khoang thống với dàn ống xả; 6. Đường xăng hồi về thùng xăng

Nguyên lý làm việc:

Thiết bị này bao gồm hai buồng đƣợc ngăn cách bởi màng (4). Nhiên liệu có áp suất từ dàn ống phân phối sẽ ấn màng (4) làm mở van (3). Một

phần nhiên liệu chạy ngƣợc trở lại thùng chứa qua đƣờng nhiên liệu trở về thùng (6). Lƣợng nhiên liệu trở về phụ thuộc vào độ căng của lò xo màng, áp suất nhiên liệu thay đổi tuỳ theo lƣợng nhiên liệu hồi. Độ chân không của đƣờng ống nạp đƣợc dẫn vào buồng phía chứa lò xo làm giảm sức căng lò xo và tăng lƣợng nhiên liệu hồi, do đó làm giảm áp suất nhiên liệu. Nói tóm lại, khi độ chân không của đƣờng ống nạp tăng lên (giảm áp), thì áp suất nhiên liệu chỉ giảm tƣơng ứng với sự giảm áp suất đó. Vì vậy áp suất của nhiên liệu trong khoảng A và độ chân không đƣờng nạp B đƣợc duy trì không đổi. Khi bơm nhiên liệu ngừng hoạt động lò xo (2) ấn van (3) đóng lại. Kết quả là van một chiều bên trong nhiên liệu và van bên trong bộ điều áp duy trì áp suất dƣ trong đƣờng ống nhiên liệu.

2.3.2.4 Vòi phun xăng điện từ  Công dụng:

Vòi phun là van ép thủy lực dẫn động bằng nam châm điện tác dụng nhanh để phun tơi nhiên liệu.

Sơ đồ kết cấu:

Hình 2.7: Kết cấu vòi phun xăng

1. Joăng trên; 2. Đầu nối điện; 3. Lọc xăng; 4. Cuộn dây kích từ; 5. Lò xo; 6. Lói từ tính; 7. Joăng dưới; 8. Kim phun; 9. Đầu kim phun.

Nguyên lý làm việc:

Khi chƣa có điện vào cuộn kích từ 4 lò xo ép kim 8 bịt kín lỗ phun. Khi có điện vào, cuộn kích từ 4 sinh lực hút lõi từ 5 kéo kim phun 8 lên khoảng 0,1 mm và xăng đƣợc phun vào đƣờng nạp. Quán tính của kim 8 (thời gian để mở và đóng kim) vào khoảng 1 – 1,5 ms. Để giảm quán tính đóng mở thƣờng có thêm điện trở phụ sao cho cƣờng độ dòng điện kích thích lúc mở là 7,5A và dòng duy trì 3A. Quá trình phun xăng đƣợc thực hiện đồng bộ theo pha làm việc của từng xi lanh đƣợc xác định qua cảm biến vị trí trục khuỷu. Khi đấu mạch điện của các vòi phun, cần lƣu ý thứ tự nổ của từng xi lanh.

2.3.2.5 Bơm nhiên liệu  Sơ đồ kết cấu:

Hình 2.8: Kết cấu bơm xăng điện trên ô tô

1. Van một chiều; 2. Van an toàn; 3. Than hoạt tính; 4. Rotor; 5. Stato; 6,8. Vỏ bơm; 7,9. Cánh bơm; 10. Cửa xăng ra; 11. Cửa xăng vào.

Bơm nhiên liệu đƣợc đặt trong thùng chứa nhiên liệu vì vậy có rất nhiều ƣu điểm so với loại đạt trên đƣờng ống cụ thể nhƣ :Ít gây ra tiếng ồn, không tạo ra dao động áp suất trên đƣờng nạp. Bơm dùng trên hệ thống nhiên liệu của động cơ xe ô tô SantaFe là loại bơm cánh gạt kiểu ƣớc vì môtơ điện (bộ phận bơm đƣợc đặt trong võ bơm) mà vỏ bơm thì chứa đầy nhiên liệu.

Nhƣ vậy trong quá trình hoạt động bơm nhiên liệu kiểu này không cần làm mát.

Nguyên lý hoạt động:

Khi khởi động, dòng điện đi qua cuộn L1 của công tắc nhiệt (Main Relay) đến mass. Trong cuộn dây xuất hiện một từ trƣờng hút tiếp điểm đóng lại, trong mạch có dòng điện cung cấp tƣ ăcquy đến ECU với điện áp 12V. ECU nhận tín hiệu điện áp này và gửi đến bơm. Lúc này cuộn L2 trong bơm chuyển đóng lại và bơm xăng bắt đầu hoạt động. Vị trí này đƣợc duy trì cho đến khi động cơ ngừng hoạt động. Trong quá trình điều khiển bơm ECU luôn nhận đƣợc tín hiệu từ các cảm biến nhƣ: cảm biến oxy, cảm biến trục khuỷu, cảm biến trục cam. Kết hợp các tín hiệu đó ECU điều khiển lƣu lƣợng bơm và áp suất phun phù hợp với điều kiện cháy của động cơ để lƣợng khí thải là tối ƣu nhất.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU TRÊN XE HYUNDAI SANTAFE (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)