Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đề tài “ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam” pot (Trang 83 - 85)

B- Nhiêm vụ cụ thể:

3.3.7:Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

lý, cần tìm hiểu về năng lực, trình độ, sở trường của từng CBTD để đề bạt, bố trí, quản lý sử dụng nhân lực một cách hợp lý, nhằm phát huy tối đa khả năng của mỗi người để đem lại hiệu quả cao và hạn chế rủi ro xảy ra trong công tác tín dụng.

3.3.7: Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. ngân hàng.

Như ta đã biết, hệ thống công nghệ là nền tảng để phát triển các dịch vụ của ngân hàng.Bên cạnh đó, công nghệ còn là một biện pháp để tránh cho ngân hàng rơi vào tình trạng lạc hậu, kém khả năng cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường. Công nghệ hiện đại là một trong những yếu tố quan trọng khi khách hàng nhìn nhận về một ngân hàng, đánh giá uy tín và hiệu quả của ngân hàng đó. Chính vì vậy, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng là rất cần thiết, có ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh doanh và tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng . Trong quá trình hiện đại hoá công nghệ, ngân hàng cần chú ý đến những vấn đề như:

+ Hiện đại hoá hệ thống thanh toán bằng việc trang bị hệ thống máy vi tính hiện đại và cải tiến thủ tục thanh toán nhằm mục tiêu thu hút thêm được nhiều thành phần kinh tế mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng. Việc làm này sẽ làm cho số dư tiền gửi tăng thêm, đây là loại tiền gửi mà ngân hàng phải trả với chi phí thấp nhất, nên nếu huy động được nhiều khoản tiền gửi này se mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.

+ Phát triển thêm các dịch vụ tiên tiến cung ứng cho khách hàng, với trang thiết bị máy móc hiện đại ngân hàng có thể phục vụ các nhu cầu của khách hàng như giao dịch qua điện thoại, qua mạng máy tính cá nhân …Bên cạnh

đó, ngân hàng có thể đóng vai trò như một nhà tư vấn cho khách hàng thông qua việc mở thêm dịch vụ thông tin cho khách hàng.

+ Để hoạt động CVTD có hiệu quả, một trong những nhiệm vụ của CBTD là phải thẩm định chính xác và thường xuyên theo dõi, giám sát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Hiện nay, hệ thống công nghệ của SGD1 còn hạn chế, điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, theo dõi tình hình trả gốc, lãi của khách hàng.Mỗi CBTD phụ trách không ít khách hàng nên đôi khi không thể kiểm soát hết được hoạt động sau khi cho vay của ngân hàng. Có nhiều trường hợp, khi khách hàng thanh toán trước hạn, CBTD không thể kiểm soát được. Trong trường hợp này nếu thông tin không được cập nhật sẽ dễ gây hiểu nhầm giữa ngân hàng và khách hàng. Do đó, SDG1 cần tiến hành hiện đại hoá các thiết bị để phục vụ cho công tác thẩm định, giám sát các khoản cho vay với khách hàng được thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Đề tài “ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam” pot (Trang 83 - 85)