Cách thực hiện và bảo vệ

Một phần của tài liệu Kỹ thuật đo : Đo điện part 7 doc (Trang 28 - 29)

Cần tránh những sức điện động ký sinh trong khi mắc dây cảm biến hoặc do cấu tạo không đồng nhất của cảm biến làm thay đổi đặc tính nhiệt điện của cảm biến.

Những sự không đồng nhất trong cấu tạo có ba nguyên nhân chính:

Lực ép cơ khí có được do sự sắp xếp hoặc do sự căng dây, thông thường chúng có thể loại bỏ được nhờ sự nung lại.

Những tác động hóa học: hai dây dẫn phải được che chở chống lại mọi tác nhân có thể tác động đến chúng, đặc biệt điều chế vật liệu cần thiết phải được tinh khiết.

Những tia bức xạ hạt nhân gây ra những chuyển đổi trong vài hợp kim cặp nhiệt điện.

Phần hàn (mối nối) của cặp nhiệt điện phải có thể tích giảm thiểu nhằm tránh những điểm có nhiệt độ khác nhau tại mối nối, điều này dẫn đến những sức điện động ký sinh, cũng như những thay đổi hóa học của vật liệu do mức độ hàn. Một trong ba kỹ thuật sau thường được sử dụng:

1- Hàn bằng thiếc khi nhiệt độ sử dụng không quá cao (cặp nhiệt điện loại T).

2- Hàn tự sinh bằng gió đá là kỹ thuật thường được sử dụng. 3- Hàn điện.

Hai dây dẫn có thể được xoắn lại với nhau một đoạn gần mối nối nhằm gia tăng bảo vệ cơ khí, nhưng nó tùy thuộc vào vận tốc đáp ứng.

Để tránh những điểm tiếp xúc khác ngoài mối nối, hai dây dẫn được đặt bên trong vỏ cách điện bằng sứ. Cặp nhiệt điện với vỏ cách điện thường được che chở thêm bằng một lớp vỏ để chống sự xâm phạm của các khí cũng như những đột biến nhiệt, lớp vỏ thường bằng sứ hoặc thép trong trường hợp bằng thép mối nối có thể được cách với vỏ hay tiếp xúc với vỏ, điều này có lợi là vận tốc đáp ứng nhanh nhưng nguy hiểm hơn (H.7.4).

Hình 7.4: a) Mối nối được cách với vỏ; b) Mối nối tiếp xúc với vỏ

Một phần của tài liệu Kỹ thuật đo : Đo điện part 7 doc (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)