- Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước điều chỉnh hoạt động tín dụng thì không nên hình sự hoá các quan hệ tín dụng, không luật hoá các loại hình bảo đảm tiền vay của NHTM, nhưng phải nâng cao tính pháp lý của hợp đồng tín dụng. Việc NH cho vay có thế chấp, cầm cố hay không là do bên cho vay và bên vay thoả thuận trong hợp đồng, nếu bên nào vi phạm sẽ do toà án kinh tế xét xử. Chính phủ không nhất thiết phải can thiệp quá sâu và các nghiệp vụ NH.
- Nhà nước cần sớm đưa thị trường chứng khoán ở Hà Nội vào hoạt động để hình thành nơi trao đổi, mua bán các giấy tờ có giá. Điều này giúp khách hàng yên tâm hơn khi gửi tiền có kỳ hạn, bởi vì khi cần vốn đột xuất họ có thể đem mua bán trên thị trường chứng khoán để có thể nhận được khối lượng tiền theo nhu cầu.
- Nhà nước cần nhanh chóng phê chuẩn và đưa vào hoạt động tổ chức mua bán nợ. Nhiệm vụ của tổ chức này là mua toàn bộ số nợ tín dụng xấu của các NHTM để phân tích xử lý thu hồi nợ theo kiểu chuyên môn hoá, bất kể số nợ ấy có tài sản thể chấp cầm cố hay không. Có như vậy mới ‘làm sạch’ được bảng cân đối tài sản của các NHTM và để cho các NHTM có thời gian chấn chỉnh hoạt động theo phương án cải tổ mới.
- Nhà nước cần tăng cường năng lực tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước, cụ thể là tăng cường vốn tự có cho các doanh nghiệp này. Đồng thời Nhà nước cũng cần xây dựng những định hướng đầu tư phù hợp cho các doanh nghiệp nhà nước.
- Tiếp tục củng cố và sớm hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, từ đó tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nhà nước phải có chính sách ưu tiên đối với hoạt động ngân hàng (vốn điều lệ, công nghệ), hoạt động ngân hàng có vai trò là đòn bẩy của nền kinh tế. Nếu hoạt động ngân hàng không tốt, không phát huy hiệu quả dẫn đến nền kinh tế kém phát triển, đồng thời về lâu dài sẽ không có đủ sức cạnh tranh với hệ thống ngân hàng nước ngoài.
- Cần quy định rõ trách nhiệm của UBND các cấp, các bộ, ngành có liên quan khi tham gia phê duyệt, thẩm định dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh và trách nhiệm của ngân hàng, tránh tình trạng khi có rủi ro xảy ra thì mọi trách nhiệm đều thuộc về phía ngân hàng.
- Vấn đề thế chấp, cầm cố, bảo lãnh khi vay vốn ngân hàng thì tài sản thế chấp chủ yếu là nhà đất, nhưng giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được cấp đầy đủ, do đó rất khó cho ngân hàng trong việc mở rộng cho vay. Vì vậy, UBND Thành phố, Sở Địa chính có kế hoạch đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo thuận lợi cho nhân dân có đủ căn cứ pháp lý thế chấp vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế.
- Hoạt động NHNo& PTNT gắn liền với sự phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên về vốn, về thuế, nhất là về xử lý nợ do nguyên nhân bất khả kháng.