THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam hình sự Việt Nam
2.1. Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam hình sự Việt Nam
Trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời, ta thấy quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển như thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc và xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước năm 1985. Trong các thời kỳ này, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chưa được quy định cụ thể trong một điều luật riêng biệt nào mà dàn trải trong các quy định của pháp luật hình sự. Trong thời kỳ phong kiến các quy định về pháp luật hình sự được thể hiện qua các bộ luật cổ và được lưu giữ và thể hiện nổi bật nhất tại Bộ luật Hồng Đức hay còn gọi là Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ. Quốc Triều Hình Luật ra đời đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực lập pháp Việt Nam. Tuy còn nhiều thiếu sót và các quy định chưa thật sự đầy đủ nhưng nó đã đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống pháp luật hình sự nói chung và hệ thống các tình tiết tăng nặng TNHS nói riêng. Hoàng Việt Luật Lệ ra đời vào khoảng thế kỉ thứ XIX, vì được ra đời sau Quốc Triều Hình Luật nên nó đã kế thừa có tính chất chọn lọc các quy định của Quốc Triều Hình Luật. Tuy nhiên, nhà Nguyễn lúc này mang nặng tính bảo thủ nên các quy định trong Hoàng Việt Luật Lệ nhanh chóng trở nên lạc hậu và không còn phù hợp với xã hội bấy giờ.
Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985, Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc và sau đó là đế quốc Mỹ xâm lược nên gặp rất nhiều khó khăn do chiến tranh mang lại, vì vậy BLHS chưa được ban hành. Văn bản pháp luật sử dụng trong thời kỳ này chủ yếu là pháp lệnh, có nhiều tình tiết tăng nặng TNHS được pháp luật ghi