7. Kết cấu của khóa luận
1.2.4 Thời hiệu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợ
bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
Thời hiệu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính có thể hiểu đó là khoảng thời gian mà luật quy định và còn trong thời gian đó thì chủ thể có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính, khi hết thời gian đó chủ thể có thẩm quyền không được áp dụng biện pháp này nữa.
Thời hiệu áp dụng đối với biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính cũng giống như thời hiệu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nói chung. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) không có quy định cụ thể về thời hiệu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả mà chỉ quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 6 của Luật này. Việc quy định không cụ thể đã tạo ra 2 quan điểm khác nhau như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng cho cả biện pháp khắc phục hậu quả12. Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đã quy định về “xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”,nếu tách thời hiệu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả riêng sẽ gây khó khăn, lúng túng cho chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vì không biết
11Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên) (2017),Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, tr. 603.
12 Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012,Nxb. Hồng Đức, tr. 218
sẽ sử dụng thủ tục như thế nào để áp dụng riêng biện pháp này nên cần đồng nhất hai loại thời hiệu lại với nhau để các chủ thể có thẩm quyền dễ dàng hơn trong việc áp dụng.
Quan điểm thứ hai lấy khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) làm căn cứ13. Khoản 2 Điều 65 quy định “Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này”nên các tác giả theo quan điểm này cho rằng dù hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính vẫn có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả để khắc phục những thiệt hại hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu góp phần tạo sự công bằng cho các chủ thể bị vi phạm.
Theo quan điểm của tác giả, tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai vì các lý do sau:
Một là, biện pháp khắc phục hậu quả là biện pháp mang tính đối xứng và không phải mục đích chính là trừng phạt mà để khắc phục những thiệt hại.
Hai là, để tạo sự công bằng thì nên áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vô thời hạn để mọi hậu quả đều có thể khắc phục tốt nhất, góp phần tạo sự công bằng giữa các chủ thể và duy trì trật tự xã hội.
1.2.5 Thủ tục áp dụng và thi hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính
Dưới góc độ ngôn ngữ thì “thủ tục là trình tự và phương pháp làm việc”14. Từ khái niệm trên ta có thể hiểu “Thủ tục áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính là cách thức thực hiện theo thứ tự các bước do luật định từ thời điểm áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cho đến khi tổ chức thi hành biện pháp này”.
Thủ tục áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính có các bước gần giống với thủ tục áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nói chung. Tại quy định của Điều 56, 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) ta có 2 loại thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
13Cao Vũ Minh (chủ biên) (2019),Một số biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính - Thực trạng và hướng hoàn thiện, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 78.
14Cao Vũ Minh (2017),Quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ - Lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 120.
và xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Trừ những trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả riêng thì đa số sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cùng với thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được quy định tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Theo đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng thủ tục này đối với trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và không rơi vào trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ. Khi xử phạt bằng thủ tục này thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Khi ra quyết định xử phạt hành chính tại chỗ phải tuân theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được quy định tại Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản. Trong trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm. Nếu vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga. Về hình thức, nội dung, thủ tục của biên bản được quy định chi tiết tại khoản 2, 3 Điều này. Chủ thể có thẩm quyền cần tuân thủ thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 Luật này. Đối với quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì không cần tuân theo thời hạn ra quyết định xử phạt, khi hết thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính chủ thể có thẩm quyền vẫn có thể quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ đúng nội dung.
Sau khi xử phạt vi phạm hành chính bằng một trong 2 thủ tục trên chủ thể có thẩm quyền cho thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Đối với việc thi hành quyết định xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính nếu chung một quyết định thì quy định về thời hạn chấp hành quyết định xử phạt
được quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) như sau: “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó”,
điều này cho thấy đối với thời hạn chấp hành thì 10 ngày là mức tối thiểu luật quy định chủ thể có thẩm quyền quy định cho chủ thể vi phạm chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả trên. Và quy định trên cũng hiểu rằng người vi phạm có thể chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả trong thời hạn 10 ngày theo sự tự nguyện của họ và đó là quyền của họ mà không phải đúng 10 ngày mới được chấp hành. Đối với thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) là 1 năm kể từ ngày ra quyết định. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu được tính từ sau khi chấm dứt việc trốn tránh, trì hoãn. Tuy nhiên, lưu ý về trường hợp không tính thời hiệu đối với “áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội” cần được hướng dẫn cụ thể hơn vì nhà làm luật không quy định rõ vấn đề trên dẫn đến cách hiểu khác nhau gây khó khăn trong việc áp dụng. Có quan điểm cho rằng “bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội” là các lĩnh vực cụ thể, có quan điểm lại cho rằng đó là mục đích khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vì thế khó để áp dụng thống nhất.
Đối với việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính độc lập thì thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả trên được quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, có nghĩa chủ thể có thẩm quyền sẽ quyết định thời gian trên. Tuy có sự linh động cho các chủ thể có thẩm quyền khi quy định như vậy nhưng cũng tạo sự tự do ý chí quá nhiều cho các chủ thể có thẩm quyền và có thể sẽ gây ra sự chậm trễ trong việc khắc phục hậu quả. Về thời hiệu thi hành quyết định khắc phục hậu quả lại không được quy định trong trường hợp này, điều này là một thiếu sót hay do thời hiệu được áp dụng theo quy định tại Điều 74 như khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả chung với quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn phụ thuộc vào ý chí chủ thể có thẩm quyền áp dụng.
Ngoài ra, đối với trường hợp khẩn cấp cần khắc phục hậu quả kịp thời theo khoản 5 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: “Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nếu không hoàn trả thì bị cưỡng chế thực hiện”. Tuy nhiên, như thế nào được coi là “trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông” thì chưa có quy định pháp luật hướng dẫn cụ thể gây nhiều khó khăn cho chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp này.
Nhìn chung, pháp luật quy định về thời hạn chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả và thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đã đáp ứng về cơ bản, tuy nhiên nhiều trường hợp còn chưa cụ thể và phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ thể có thẩm quyền áp dụng. Điều này tạo sự linh hoạt trong áp dụng nhưng cũng còn nhiều hạn chế vì khó kiểm soát.
1.2.6 Cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính
Nhìn chung, việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính với ý nghĩa chính là khắc phục hậu quả mà chủ thể vi phạm đã gây ra, tạo sự công bằng trong xã hội, giáo dục, răn đe các chủ thể vi phạm vì thế nên nhà làm luật đã tạo điều kiện cho người vi phạm nhận thấy hành vi của mình là sai trái và tự nguyện khắc phục những hậu quả do sai phạm mà chính bản thân họ gây ra. Tuy nhiên, có những trường hợp người vi phạm không tự nguyện chấp hành biện pháp trên mà trốn tránh, trì hoãn vì không buông được cái lợi do những hành vi vi phạm của họ đã gây ra nên rất cần thiết áp dụng hình thức cưỡng chế thi hành đối với các chủ thể trên để mọi hậu quả được khắc phục, trả cho chủ thể bị vi phạm một sự công bằng, là bài học cho các chủ thể khác. Tuy nhiên, việc cưỡng chế không thể thực hiện một cách tùy nghi, dựa nhiều vào ý chí của chủ thể có thẩm quyền vì dễ tạo sự lạm quyền và dẫn đến sự không phục của chủ thể vi phạm hoặc chủ thể bị vi phạm.
Việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính được quy định cụ thể trong luật, trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc trong quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Đó là khoảng thời gian quy định chủ thể vi phạm tự nguyện chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả, quá thời hạn trên thì chủ thể có thẩm
quyền sẽ cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quả để tuân thủ đúng nguyên tắc “mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”15 và việc khắc phục phải kịp thời để các hậu quả được khắc phục tốt nhất. Việc cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thể hiện cụ thể trong Điều 86, theo đó hai trường hợp sẽ bị cưỡng chế là:
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này;
- Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 của Luật này.
Việc cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quả trên là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước và người có thẩm quyền cưỡng chế phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục do luật định là: (i) ban hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; (ii) huy động lực lượng, phương tiện để thực hiện biện pháp; (iii) thi hành biện pháp đã ghi trong quyết định16. Về thẩm quyền