Giải pháp khai thác và tiếp cận thị trường.

Một phần của tài liệu Thu hoạch Cuối khoá học Quản trị kinh doanh pdf (Trang 26 - 32)

Phát triển kinh doanh tốt phải tiếp cận và khai thác thật tốt những tiềm năng sẵn có của thị trường. Doanh nghiệp gỗ Dương Phượng cần thực hiện các giải pháp sau đây:

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường:

Trong nền kinh tế thị trường, không Doanh nghiệp nào hoạt động lại cách ly thị trường. Thị trường là nơi hội tụ các yếu tố kinh doanh, là nơi trao đổi buôn bán và cung cấp các yếu tố đầu vào, hấp thụ đầu ra của quá trình

sản xuất. Hơn nữa thị trường là nơi cung cấp những thông tin cần thiết về nhu cầu hiện tại, xu hướng tương lai của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Kết quả nghiên cứu thị trường cho phép Doanh nghiệp có những quyết định phù hợp thực tế, phát huy năng lực hoạt động bán hàng.

Xác định rõ được vai trò của thị trường, trước hết Doanh nghiệp gỗ Dương Phượng cần tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường để biết được rõ hơn về những sản phẩm cần thiết, số lượng bao nhiêu, chất lượng và giá cả thế nào…Để làm được việc đó, Doanh nghiệp gỗ Dương Phượng cần thiết phải xem xét tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường ván ép và các dịch vụ Doanh nghiệp có thể cung cấp; trên các mặt như: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm sản.

Cần phải có được cái nhìn rõ ràng về thị trường bằng việc phân đoạn cụ thể các thị trường để từ đó có thể lựa chọn thị trường mục tiêu cho mình. Có nhiều tiêu chí phân đoạn thị trường như: tập trung vào một phân đoạn thị trường, chuyên môn hoá có lựa chọn, chuyên môn hoá theo sản phẩm, chuyên môn hoá theo thị trường, bao phủ toàn bộ thị trường.

Thêm vào đó, để tăng cường năng lực hoạt động khai thác và tiếp cận thị trường , Doanh nghiệp gỗ Dương Phượng cần nâng cao thêm vai trò của việc phát triển sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm cũ, giữ bạn hàng cũ, tìm kiếm bạn hàng mới. Cần thiết đẩy mạnh phương pháp sản xuất tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. Có sự lựa chọn đúng đắn cho từng giai đoạn các công việc về lựa chọn sản phẩm hiện tại cho khách hàng hiện tại, sản phẩm hiện tại cho khách hàng mới, sản phẩm mới và dịch vụ mới, cách thức giao hàng mới, tìm kiếm khu vực cạnh tranh mới, lựa chọn cơ cấu sản phẩm mới và thị trường mới theo vị trí địa lý.

Phổ biến và quán triệt các quyết định quản trị:

Đối với một tổ chức khi triển khai một quyết định nhất thiết mọi người trong tổ chức phải được biết. Mọi người cùng biết, cùng quán triệt tư tưởng sẽ làm cho quá trình thực hiện theo trình tự nhất định không lãng phí thời gian cũng như nguồn lực được tập trung. Người lao động trực tiếp phấn khởi biết mình đang làm gì và tin vào lãnh đạo vì họ cảm thấy mình đang đóng góp sức mình vào mục đích chung của tập thể. Trong khi đó những người lãnh đạo sẽ đỡ tốn thời gian hơn cho những cuộc họp sau này để xử lý những tình huống bất thường.

Kiểm tra và giám sát thực hiện công tác quản trị:

Là công việc cần thiết của cán bộ lãnh đạo nhằm đánh giá đúng tình hình nhất để có thể có những điều chỉnh kịp thời để mang lại hiệu quả cao. Các hoạt động quản trị bao giờ cũng gắn liền với những tiêu chí cụ thể như về con người, phương pháp và cách thức hành động. Việc kiểm tra và giám sát sẽ triển khai công việc đúng tiến độ, không rò rỉ nguồn lực cũng như có thể bổ xung những điều chỉnh cần thiết cho phù hợp thực tế.

Điều chỉnh hoạt động quản trị doanh nghiệp:

Do việc quản trị doanh nghiệp thường lập ra các kế hoạch hành động cho tương lai nên không thể hoàn toàn chính xác. Tình hình kinh tế xã hội thay đổi liên tục, thị trường sản phẩm biến đổi không ngừng trong khi những kế hoạch ban đầu lại là những chỉ tiêu định lượng và định tính mang tính áp đạt trước. Vì thế việc điều chỉnh cho phù hợp tình hình là cần thiết để hoạt động quản trị có tính thực hiện cao và hiệu quả.

Quản trị doanh nghiệp sau quá trình thực hiện cần được đánh giá và tổng kết. Công việc này cho phép người làm công tác quản trị nhận biết được mức độ hoàn thành công việc so với kế hoạch đề ra và nắm bắt những nguồn lực bỏ ra cũng như kết quả thu được. Công việc này có thể tiến hành theo từng giai đoạn. Để từ đây có thể tìm ra nguyên nhân những tồn tại cần khắc phục hay những mặt đã đạt được cần phát huy.

Nâng cao các mối quan hệ trách nhiệm giữa các bộ phận trong Doanh nghiệp:

Quản trị doanh nghiệp cần sự phối hợp của tất cả các thành viên tham gia, tất cả các cấp, tất cả các bộ phận cùng chung tay thực hiện. Vấn đề đặt ra là nâng cao các mối quan hệ trách nhiệm giữa các bộ phận đó. Quản trị doanh nghiệp phải chia công việc gắn liền với quyền lợi và trách nhiệm cho các đơn vị. Cán bộ cấp trên không ôm đồm thực hiện cũng như không thể giao phó thực hiện cho các đơn vị cấp dưới. Sự phân quyền lợi gắn liền trách nhiệm tức là có khen thưởng đối với các đơn vị làm tốt cũng như có hình thức kỷ luật đối với đơn vị không thực hiện tốt chắc chắn sẽ tạo ra các mối quan hệ trách nhiệm giữa các bộ phận trong Doanh nghiệp.

Tạo văn hoá Doanh nghiệp đặc trưng.

Vấn đề tạo ra nét văn hoá Doanh nghiệp sẽ làm cho mỗi cá nhân tự ý thức được là thành viên của tổ chức mình sẽ phải làm gì?, mình có vai trò như thế nào? Và mình có trách nhiệm như thế nào trong việc phát triển danh tiếng của tổ chức?. Tạo cho cá nhân niềm tự hào là thành viên của Doanh nghiệp sẽ tạo động lực cho mỗi cá nhân ý thức làm việc, từ đó tổ chức hoạt động quản lý sẽ rất hiệu quả.

4-Giải pháp hoàn thiện kế hoạch kinh doanh.

Trước hết,Doanh nghiệp phải hoàn thiện hơn nữa quy trình lập kế hoạch kinh doanh:

Kế hoạch kinh doanh thể hiện được yêu cầu đối với mục tiêu SMART tức là cụ thể, có thể đo lường được, khả thi, sát hợp với thực tế và lựa chọn thời gian thực hiện hợp lý. Trong đó phải có sự phù hợp giữa các mục tiêu tổng thể và mục tiêu bộ phận; giữa các mục tiêu bộ phận, mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Người làm Kế hoạch kinh doanh nhất thiết phải xem xét các tiền đề lập kế hoạch là các dự báo về năng lực tổ chức, về môi trường (SWOT) do đó cần có sự nhất trí về các tiên đề được sử dụng trong quá trình lập kế hoạch giữa các nhà quản lý mới đảm bảo được sự thống nhất giữa các Kế hoạch của các cấp.

Thứ hai, tăng cường công tác dự báo:

Nhằm xác định trạng thái tương lai, Doanh nghiệp gỗ Dương Phượng cần tăng cường hơn nữa vai trò của công tác dự báo để xây dựng chiến lược và phục vụ quản lý; vì Doanh nghiệp không thể chỉ quan tâm đến lợi ích ngắn hạn mà cần thiết quan tâm đến lợi ích tối ưu, sự bền vững của hoạt động kinh doanh và vị thế của Doanh nghiệp trên thương trường.

Nghiên cứu triển khai thường xuyên các dự báo để có cơ sở phương án xây dựng Kế hoạch kinh doanh. Các dự báo phải khoa học, có độ tin cậy cao, không quá phức tạp, không quá chặt chẽ,.. và cung cấp được các thông tin chính xác về tương lai phục vụ quá trình công tác quản lý, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự báo nhu cầu vốn đầu tư, tài chính , quảng cáo, nguồn nhân lực..

Thứ ba, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật:

Định mức kinh tế kỹ thuật là tiền đề quan trọng cho công tác quản trị sản phẩm. Trong kinh tế thị trường các định mức kỹ thuật phải được đổi mới thường xuyên và hoàn thiện về mặt quản lý. Doanh nghiệp gỗ Dương Phượng trong những năm qua chưa có được hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật

phù hợp nên đã ảnh hưởng tới Kế hoạch kinh doanh hằng năm của Doanh nghiệp. Định mức kinh tế kỹ thuật là căn cứ cho việc chuẩn bị về nguyên vật liệu, thiết bị máy móc và lao động phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, Doanh nghiệp cần phải có và tăng cường hơn nữa công tác định mức này.

Thứ tư,tạo lập chiến lược phát triển toàn Doanh nghiệp:

Mỗi Doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường sẽ có nhiều biến động và rủi ro, để thành công thì phải xây dựng cho mình một chiến lược phác hoạ con đường tương lai, xác định cho mình muốn đi đến đâu, có thể đi đến đâu và đi đến đó bằng cách nào?. Chiến lược như cột sống của Doanh nghiệp làm điểm tựa để giải quyết các câu hỏi trên. Chiến lược được đưa ra phải đầy đủ các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tài chính, nhân sự…sẽ giải quyết đồng bộ các Kế hoạch làm cho các hoạt động được thống nhất cao từ trên xuống dưới. Đây là điều tối cần thiết trong việc phát triển ở môi trường nhiều cạnh tranh.

Thứ năm, Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, đặc biệt là những người làm công tác quản lý:

Lao động quản lý là lao động chất xám mà lợi ích của nó mang lại cao hơn rất nhiều lần lao động bình thường. Ngày nay khi nền kinh tế thị trường phát triển trên khắp thế giới thì đội ngũ lao động này đóng vai trò chủ chốt, nó quyết định cho sự thành công hay thất bại của Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp gỗ Dương Phượng hiện nay có 100 lao động trong đó có 20 nhân viên quản lý. Đây là lượng góp phần tạo nên thành công của Doanh nghiệp. Đội ngũ này cần thiết phải được bồi dưỡng hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý tốt. Doanh nghiệp nên có những biện pháp khuyến khích hỗ trợ lực lượng lao động này, gắn quyền lợi với trách nhiệm của họ đặc biệt là lực lượng nhân sự quản lý, những hình thức thưởng phạt cụ thể, khuyến

khích vật chất và tinh thần chongười có trách nhiệm và phạt kỷ luật đối với những người thiếu trách nhiệm.

Tóm lại, giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp và phát triển kinh doanh của Doanh nghiệp là phải nâng cao tính khoa học, tính kinh hoạt, tính hiện thực và phải hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý cũng như nâng cao chất lượng kế họach kinh doanh. Người làm công tác quản trị phải nhận thức được sự cần thiết của việc quản trị hiệu quả, cần có sự tham gia của các nhà quản lý ở mọi cấp để đảm bảo tính phù hợp của kế hoạch kinh doanh. Cần giao phó quyền hạn gắn liền trách nhiệm rõ ràng cho các nhà quản lý. Vấn đề chính là phải xác định được các mục tiêu, tiên đề, chiến lược, chính sách và kết hợp được các kế hoạch ngắn hạn với kế hoạch dài hạn. Để đảm bảo tính linh hoạt của hoat động kinh doanh cần có những phương án quản lý khác nhau và các nhà quản trị doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình nguồn lực con người và vất chất cũng như các mối quan hệ trách nhiệm trong Doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thu hoạch Cuối khoá học Quản trị kinh doanh pdf (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w