Hoạt động đầu tư tìm kiếm và mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu Đề tài " “Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty công trình Đường Thủy” pot (Trang 28 - 30)

Trong thời kỳ bao cấp, công ty làm theo kế hoạch nhà nước giao với việc thực hiện xây lắp các công trình xây dựng đường thủy là chủ yếu. Chuyển sang cơ chế thị trường, với đòi hỏi của thị trường và sự năng động của cơ chế đã tạo cơ hội cho công ty mở rộng ngành nghề kinh doanh sang các lĩnh vực khác như: khảo sát thiết kế, tư vấn xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và các cấu kiện bê tông đúc sẵn… Không chỉ thực hiện các công trình theo kế hoạch được nhà nước giao mà công ty còn tích cực mở rộng tìm kiếm các đối tác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và tham gia các hoạt động đấu thầu các công trình trong và ngoài nước.

Những năm gần đây, công tác điều tra, nghiên cứu thị trường đã được ban lãnh đạo công ty khá quan tâm nhưng chưa tạo thành một phong trào có tính sâu rộng. Vốn đầu tư cho hoạt động này còn khá khiêm tốn:

giai đoạn 2002-2006

Đơn vị: Triệu đồng, %

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 1. VĐT cho tìm kiếm và mở rộng thị trường 87,2 106,85 127,5 215,73 258,5 2. Tốc độ tăng liên hoàn 22,53 19,33 69,20 19,83 3. Tốc độ tăng định gốc 22,53 46,22 147,40 196,44

Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường

Hình 1.10 : Tình hình thực hiện vốn đầu tư cho hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường giai đoạn 2002-2006

Trong giai đoạn 2002-2006, vốn đầu tư cho hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường của công ty đã tăng lên 2,2 lần, từ 87,2 triệu đồng lên 258,5 triệu đồng; tuy nhiên tốc độ tăng giữa các năm lại không ổn định. Năm 2003 và 2004, tốc độ tăng hàng năm xấp xỉ 20%. Nhưng đến năm 2005, lượng vốn đầu tư cho hoạt động này lại tăng mạnh lên tới 69,2% so với năm 2004. Năm 2006, vốn đầu tư cho hoạt động này vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm lại, chỉ còn tăng 19,8% so với năm 2005.

Công ty đã đầu tư mở rộng thị trường bằng việc thiết lập một mạng lưới các chi nhánh xuyên suốt từ bắc vào nam với những trang thiết bị hiện đại, bên cạnh đó là việc thành lập các xí nghiệp để dễ dàng thi công, quản lý và thực hiện các dự án nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí khi di chuyển, điều

động máy móc và công nhân… Không những vậy đối với những công trình mà không thể khoán cho một xí nghiệp thi công, công ty còn thành lập đơn vị thi công trực tiếp chịu sự quản lý của công ty (công trình mềm)…

Hòa mình cùng xu thế hội nhập, trong nhiều dự án, Công ty công trình Đường Thủy đã liên kết phối hợp với một số công ty xây dựng bạn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và thắng thầu các công trình.

Một phần của tài liệu Đề tài " “Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty công trình Đường Thủy” pot (Trang 28 - 30)