Khái niệm, đặc điểm về giảiquyết khiếu nại đất đai

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Lào Cai. (Trang 25 - 29)

-

1.1.2.1. Khái niệm về giải quyết khiếu nại về đất đai

-

- Đi liền với quyền khiếu nại về đất đai của đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là nghĩa vụ giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại về đất đai sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên đương sự; đồng thời cũng tạo niềm tin của xã hội đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “giải quyết” được hiểu là “làm cho không còn thành vấn đề nữa” (Nguyễn Như Ý, 1999, tr.301).

- Khoản 11 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 khi giải thích về khái niệm giải quyết khiếu nại đã quy định: “Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.”

- Giải quyết khiếu nại về đất đai về bản chất là việc cá nhân, cơ quan có thẩm quyền, ở địa phương, chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai bao gồm: Chủ tịch UBND cấp xã, chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND cấp tỉnh tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm làm rõ việc khiếu nại quyết định hành chính có liên quan đến các quyền của chủ thể về đất đai và các quyết định có liên quan, phát sinh khi tiến hành cấp phát, thu hồi đất có đúng hay không? Cụ thể là xác định xem quyết định về cấp, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư... của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại không? Tính chất, mức độ, hậu quả từ những

hành vi trái pháp luật đó ra sao? Từ đó, đưa ra kết luận về từng vấn đề có liên quan, làm cơ sở cho việc ra quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai. Trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai, cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại một mặt sử dụng những tài liệu, bằng chứng tiếp nhận từ người khiếu nại, mặt khác có thể tổ chức xác minh, thu nhập thêm thông tin, tài liệu để làm căn cứ cho việc kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại một cách chính xác. Từ đó kết luận nội dung khiếu nại về đất đai là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trên cơ sở ấy ra quyết định giải quyết khiếu nại theo hướng giữ nguyên, sửa đổi, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần quyết định, hành vi bị khiếu nại hoặc buộc chấm dứt việc thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại; đồng thời quyết định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra.

- Hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai được tiến hành trên cơ sở và theo các quy định của pháp luật, trước hết là pháp luật về giải quyết khiếu nại, ngoài ra còn tuân theo các quy định của pháp luật trong từng chuyên ngành có liên quan, ví dụ như Luật đất đai ...

- Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm giải quyết khiếu nại về đất đai như sau: Giải quyết khiếu nại về đất đai là quá trình cơ quan có thẩm quyền căncứ vào pháp luật về giải quyết khiếu nại và pháp luật khác có liên quan tiến hành các hoạt động xác minh, thu nhập tài liệu, chứng cứ để kết luận những vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại về đất đai trên cơ sở đó ban hành quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai.

1.1.2.2. Đặc điểm của việc giải quyết khiếu nại về đất đai

-

nại về bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai thực chất là giải quyết xung đột về lợi ích giữa cơ quan nhà nước với người được khiếu nại về đất đai khi cho rằng các quyết định, hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Giải quyết khiếu nại về đất đai là một trong những hoạt động bảo đảm pháp chế trong quản lý nhà nước, trong lĩnh vực đất đai, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, bảo vệ lợi ích nhà nước, xã hội, bảo vệ trật tự kỷ cương, trật tự pháp luật, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai. Trong giải quyết khiếu nại, các cơ quan hành chính nhà nước không chỉ xem xét tính hợp pháp mà còn xem xét cả tính hợp lý của các quyết định hành chính, vì trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai thường nảy sinh nhiều vấn đề mà pháp luật chưa kịp điều chỉnh. Việc xem xét tính hợp lý của các quyết định hành chính và hành vi hành chính còn là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự công bằng trong xã hội.

- Giải quyết khiếu nại về đất đai có những đặc điểm cơ bản sau: -

- - Một là, giải quyết khiếu nại về đất đai chỉ xuất hiện khi Nhà nước cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ban hành định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai đối với chủ thể sử dụng đất khi mà họ nhận thấy rằng không thỏa đáng, quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm thì lúc bấy giờ khiếu nại về đất đai mới phát sinh và cơ quan có thẩm quyền mới giải quyết.

- - Hai là, giải quyết khiếu nại về đất đai là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. Hoạt động giải quyết khiếu nại do các chủ thể mang quyền lực nhà nước,được nhà nước trao quyền tiến hành (Chủ tịch UBND

các cấp, Thủ trưởng các cấp, các ngành...). Việc giải quyết khiếu nại không xuất phát từ ý chí đơn phương của Nhà nước như xử lý vi phạm hành chính hay những trường hợp khác mà chỉ áp dụng khi có yêu cầu của cá nhân, tổ chức khiếu nại, tức là khi các cá nhân, tổ chức này cho rằng, quyết định hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Việc giải quyết khiếu nại không chỉ là quyền hạn mà còn là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước đối với chủ thể khiếu nại trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Quyết định giải quyết khiếu nại là quyết định hành chính buộc các chủ thể phải nghiêm chỉnh thực hiện khi nó phát sinh hiệu lực pháp luật. Trong những trường hợp cần thiết, quyết định giải quyết khiếu nại được đảm bảo thực hiện thông qua việc cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước. Nếu vi phạm thì tùy theo mức độ có thể xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

- - Ba là, giải quyết khiếu nại về đất đai là hoạt động phải tuân theo những hình thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng là hoạt động mang tính chất đặc thù do người có thẩm quyền thực hiện và phải tuân theo những hình thức, thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật và phải công khai, dân chủ (từ khâu thụ lý, tiến hành kiểm tra, xác minh, ban hành quyết định giải quyết và tổ chức thực hiện quyết định giải quyết). Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền và quản lý xã hội bằng pháp luật hiện nay việc quy định và công khai hóa những vấn đề trên là hết sức cần thiết. Những quy định này sẽ góp phần tạo sự minh bạch trong hoạt động quản lý hành nhà nước đây cũng là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong quản lý nhà nước; đồng

thời, nó cũng là căn cứ để xã hội thực hiện quyền giám sát quá trình thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước.

- Bốn là, giải quyết khiếu nại về đất đai là hoạt động mang tính cá biệt, cụ thể. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện và có hiệu lực với từng chủ thể, từng tình huống cụ thể và chỉ có giá trị pháp lý đối với chủ thể xác định được nêu trong vănbản áp dụng; đối với các chủ thể khác, nó không làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Trên cơ sở các quy định chung của các văn bản pháp luật về khiếu nại, chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ phân tích, đánh giá và lựa chọn các vi phạm pháp luật phù hợp để áp dụng đối với những tình huống cụ thể từ đó ban hành văn bản giải quyết và tổ chức thực hiện

- Năm là, giải quyết khiếu nại về đất đai chứa đựng trong đó các thông tin, chứng cứ nhất định về sự vi phạm từ phía cơ quan quản lý đất đai của Nhà nước các quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Đồng thời, giải quyết khiếu nại về đất đai là một hoạt động quản lý HCNN, do cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Lào Cai. (Trang 25 - 29)

w