Một số giải pháp cơ bản:

Một phần của tài liệu toàn câù hoá và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 30 - 41)

A-Nguyên tắc chỉ đạo:

Để đảm bảo cho hội nhập kinh tế quốc tế thắng lợi, thực sự đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải quán triệt các nguyên tắc và phương châm sau:

1-Nguyên tắc cơ bản và bao trùm là chủ động hội nhập trên cơ sở bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Sự chủ động cần được thể hiện trong việc lựa chọn các tổ chức tham gia, các đối tác quan hệ và thời điểm tham gia. Tính chủ động còn được thể hiện qua việc chủ động xây dựng lộ trình hợp lý trong khuôn khổ qui định chung, chủ động điều chỉnh pháp luật, chính sách cho phù hợp, chủ động sản xuất và điều hành kinh tế trong nước nhằm nâng cao không ngừng khả năng cạnh tranh không chỉ trong thị trường nội địa mà cả trên thị trường quốc tế.

2-Hội nhập kinh tế là sự nghiệp của toàn dân; trong đó quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, kết hợp chặt chẽ nội lực và ngoại lực thành nguồn lực tông hợp để phát triển đất nước nói chung và để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng.

3-Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việ xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề trường hợp cụ thể; đồng thời, vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn nôn nóng.

4-Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia; tranh thủ những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi tù kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường.

5-Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững ổn định kinh tế chính trị, an ninh, quốc phòng; thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm củng cố chủ quyền vàan ninh đất nước, cảnh giác với những mưu toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hoà bình” đối với nước ta. Luôn luôn đề cao cảnh giác, không mơ hồ trước âm mưu

đen tối của các thế lực thù địch lợi dụng quan hệ kinh tế thương mại để xâm nhập, thực hiện diễn biến hoà bình, phá hoại,lật đổ chế độ ta. Thực tiễn cho thấy, điều cơ bản có tính quyết định để đảm bảo an ninh quốc gia là đặc biệt chăm lo xây dựng củng cố niềm tin, sự ủng hộ và gắn bó của nhân dân với chế độ , với Đảng và nhà nước, theo như tinh thần của nghị quyết tại đại hội Đảng XI là “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn bản sắc vân hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”

B-Một số giải pháp cơ bản khi tham gia toàn cầu hoá và quốc tế hoá: Từ nghiên cứu toàn cầu hoá kinh tế, cần khẳng định lập trường dứt khoát của mọi nền kinh tế quốc gia dân tộc là chuyển sang nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập tích cực vào các nền kinh tế khu vực và thế giới. Là một nước đi sau, có xuất phát điểm thấp, Việt Nam cần phải chủ động và kiên định với mô hình kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập kinh tếd quốc tế dựa vào tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của mình về thị trường, về nguồn nguyên liệu và lao động rẻ. Đây là con đường hợp lý để phát huy hiệu quả nội lực và ngoại lực. Trong chính sách điều chỉnh cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư cần phát triển mạnh các nghành công nghiệp chế biến và dịch vụ để nhanh chóng được thụ hưởng ưu đãi từ các tiến trình tự do hoá khu vực và quốc tế. Theođó, cần thực hiện nghiêm túc cam kết quốc tế và thúc đẩy nhanh chóng các qua trình cải cách bên trong nhằm tương thích với tiến trình tự do hoá. Trước mắt cần đẩy nhanh tiến trình AFTA và bước tiếp theo để gia nhập WTO. Đương nhiên, để thúc đẩy tiến trình này, cần chú trọng xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng làm điều kiện để khai thông và tiếp nhận các dòng vốn, thương mại- dịch vụ và công nghệ quốc tế.

Nước ta trải qua nhiều thử thách gay go nhất từ cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm đến cuộc khủng hoảng kinh tế cuối những năm 80 vậy mà chúng ta đều khắc phục được và có những thành tựu vượt bậc trong hơn mười năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Đó là tiền đề rất quan trọng để ta có thể hoàn toàn hy vọng và quyết tâm vươn lên hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội VII của Đảng chỉ rõ

“Đẩy nhanh quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới ”. Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương khoá VIII nhấn mạnh nhiệm vụ “Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết như cán bộ, luật pháp … và nhất là xác định những sản phẩm mà Việt Nam có thể cạnh tranh để tham gia vào thị trường khu vực và thế giới”. Toàn cầu hoá đã trở thành trào lưu lịch sử không thể đảo ngược, nhận thức đúng đắn xu hướng lịch sử của trào lưu này ,hoạch định chiến lược và đối sách ngoại giao thích hợp là vấn đề nan giải không thể lẩn tránh được của đại đa số các nước đang phát triển. Tuân thủ một cách bị động hay bác bỏ hoàn toàn đều làm cho chúng ta mất đi cơ hội lịch sử để tự phát triển trong quá trình toàn cầu hoá. Vì vậy, tìm kiếm đối sách để hội nhập là sự lựa chọn khôn ngoan nhất. Tuy nhiên, trong mối liên hệ lịch sử về bối cảnh kinh tế chính trị không giống nhau. Mỗi quốc gia sẽ có quyết sách riêng cho mình để có thể hội nhập một cách có hiệu quả nhất.

1--Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế, xác định bước đi và kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể, rõ ràng. Nước ta nhập cuộc đua tranh kinh tế khi trình độ phát triển kinh tế và công nghệ còn thấp. Vì vậy, phải tiến hành hội nhập từng bước, dần dần mở cửa thị trường với lộ trình hợp lý. Lộ thình đó được thoả thuận và xác định qua đàm phán song phương và đa phương trên cơ sở tận dụng ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển.

Một lộ trình “quá nóng” về mức độ và thời hạn mở cửa thị trường, vượt quá khả năng chịu đựng của nền kinh tế, sẽ dẫn tới thua thiệt, đổ vỡ hàng loạt doanh nghiệp, vượt khỏi tầm kiểm soát của nhà nước kéo theo những hậu quả khó lường. Vì vậy, điều rất quan trọng là cần xem xét, tính toán nghiêm túc điều kiện khả năng cụ thể của từng ngành hàng, từng loại doanh nghiệp… để định ra lộ trình hội nhập hợp lý. Song đó điều đó không có nghĩa là “lộ trình càng dài càng tốt”, bởi vì lộ trình càng dài thì càng kéo dài tình trạng yếu kém của nền kinh tế. Xác định lộ trình hội nhập quốc tế không chỉ là xác định thời gian mở cửa trhị trường nước ta cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài thâm nhập, mà còn là xác định thời điểm nền kinh tế nước ta phải vươn lên, phát huy lợi thế so sánh, chiếm lĩnh thị phần ngày càng rộng lớn trên thương trường quốc tế, thâm nhập ngày càng nhiều vào thi trường nước ngoài không chỉ về thương mại mà cả về đầu tư và dịch vụ,

nâng cao vị trí, vai trò của nền kinh tế nước ta trong khu vực và trên thế giới, góp phần quan trọng xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Để xem xét, xác định lộ trình mở cửa đối với từng lĩnh vực, từng ngành hàng, cần lấy chuẩn mực mở cửa thị trường trong AFTA mà ta đã cam kết và các nguyên tắc cơ bản của WTO kết hợp với khả năng thực tế của nền kinh tế nước ta. Trong lĩnh vực dịch vụ, một lĩnh vực rất nhạy cảm, lộ trình mở cửa cần dựa vào việc vận dụng khôn khéo các định chế của WTO.

2-Con đường để Việt Nam thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và nguy cơ tụt hậu trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế và bước chuyển sang nền kinh tế tri thức là công nghiệp hoá theo mô hình phát triển rút ngắn. Việt Nam phải tận dụng các cơ hội do các tiến trình toàn cầu hóa mang lại về vốn, công nghệ, kỹ thuât, kinh nghiệm tổ chức quản lý…trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế so sánh của mình để đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến; đi từ những ngành sử dụng nhiều lao động sang những ngành sử dụng nhiều vốn và đặc biệt, tranh thủ các điều kiện ứng dụng công nghệ cao để dần phát triển những ngành sử dụng hàm lượng công nghệ tri thức cao. Điều đó có nghĩa là Việt Nam cần phải cụ thể hoá hơn nữa chiến lược tổng thể về xuất khẩu, hướng mọi nguồn lực (kể cả FDI) vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng về xuất khẩu, phục vụ nhu cầu nội địa thời gian vừa qua. Những ngành có khả năng cạnh tranh như dệt may, da giày, chế biến nông-lâm-hải sản, thủ công mỹ nghệ và điện tử- tin học phải thực sự được ưu tiên trong định hướng về công nghiệp hoá. Kinh nghiệm quốc tế cũng chỉ ra rằng trong vòng 10 năm, tức là đến năm 2010,Việt Nam cần và có thể phải đưa tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến , chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 85-90% thay vì 43% như năm 2000.

3-Xây dựng chiến lược phát triển, nâng cao sức mạnh của nền kinh tế. Đánh giá lại sức cạnh tranh và tiềm lực của nền kinh tế đất nước trong mọi lĩnh vực và ngành hàng để có chương trình điều chỉnh lại cơ cấu nang cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, từ đó xây dựng lộ trình hội nhập và cam kết quốc tế. Tập trung đầu tư xây dựng các ngành mũi nhọn hướng về xuất khẩu để vươn lên cạnh tranh, xác định vị thế ổn định trên thị trường quốc tế và khu vực. Mục tiêu chính của biện

pháp này là tăng cường sức mạnh nền kinh tế. Do vậy, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhưng cũng rất khó khăn phức tạp. Khẩn trương nâng cao sức cạnh tranh của từng sản phẩm, từng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Đây là yếu tố quyết định để chủ động hội nhập thắng lợi. Sức cạnh tranh của sản phẩm phải được thể hiện ở chất lượng sản phẩm, giá cả, khả năng cạnh tranh. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp phải được thể hiện ở chất lượng sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ được trên thị trường trong nước và nước ngoài. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn phải thể hiện ở sản xuất kinh doanh có hiệu quả , có lợi nhuận .Sức cạnh tranh quốc gia dựa vào sức cạnh tranh cuả hàng hoá, dịch vụ, của doanh nghiệp là cơ bản; .đồng thời còn phải tạo điều kiện , môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường xã hội ,chính trị ổn định, thuận lợi cho đầu tư và sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế trong nước và nước ngoài ở Việt Nam. ở thời điểm hiện nay, trước cạnh tranh của nước ta trên cả ba phương diện: sản phẩm doanh nghiệp, quốc gia, nhìn chung còn thấp. Đây chính là một thách thức rất lớn mà ta phải phấn đấu quyết liệt để vươn lên. Thực tế vừa qua cho thấy, doanh nghiệp nào chủ động chấp nhận cạnh tranh, kể cả cạnh tranh quốc tế thì sức vươn lên rất mạnh, chiếm lĩnh được thị trường và mở rộng thị phần. Hiện nay, đã có hàng trăm doanh nghiệp như vậy. Ngược lại, doanh nghiệp nào ỷ lại sự bao cấp bảo hộ của Nhà nước thì sức vươn lên rất kém , kéo dài tình trạng kinh doanh kém hiệu quả. Lợi ích quốc gia và quốc tế phải hài hoà là động lực cho sự phát triển của mọi nền kinh tế dân tộc.Nhưng lợi ích đó chỉ có thể nhận được thông qua cạnh tranh. Trong điều kiện cạnh tranh quốc tế còn thấp (cả về giá cả, công nghệ, chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng…). Việt Nam cần phải có chính sách phát triển các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh quốc tế. Đó là những doanh nghiệp bước vào được những thị trường ngách, cung ứng những phần nhỏ của những những thị trường quốc tế rộng lớn, nhiều đối thủ cạnh tranh. Nghĩa là cần xây dựngchiến lược cạnh tranh tích cực đi liền với chính sách cơ cấu. Thực hiện nguyên tắc bảo hộ trong thị trường mở, Việt Nam chỉ nên bảo hộ đối với những ngành, những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh thực tế và tiềm ẩn. Sự bảo hộ luôn mang tính chất tạm thời, có chọn lọc, có địa chỉ tuỳ theo lộ trình hội nhập

và có khả năng thích ứng của Việt Nam với thị trường quốc tế. Để nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế chúng ta cần tập trung một số công việc :

Xác định rõ cơ cấu kinh tế đất nước: nghành nào là mũi nhọn, sẽ được tập trung vốn đầu tư xây dựng và ở mức độ bao nhiêu.

Kết hợp chặt chẽ những yêu cầu và khả năng của nước ta với yêu cầu thị trường thế giới, với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là kinh tế tri thức đang tong bước hình thành: có kế hoạch cụ thể đầu tư xây dựng các ngành mũi nhọn chủ công và tăng cường sức cạnh tranh của ngành hàng hiện có cho phù hợp;

Khai thác mọi khả năng bên trong của nền kinh tế; kiên trì thực hiện nhất quán, lâu dài cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; có chính sách huy động khuyến khích sự tham gia, đầu tư rộng rãi của tất cả các thành phần kinh tế; Nhà nước định hướng và tạo môi trường pháp lý thuận lợi, không bao cấp;

Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế đối ngoại; ưu tiên đầu tư vào các ngành xuất khẩu dịch vụ; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia hội nhập quốc tế phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.

Phát huy cao độ lợi thế so sánh, lấy yêu cầu chất lượng và gia thành làm thước đo; tiêu chí quan trọng là hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh, vươn ra chiếm lĩnh thị trường, trước hết của những ngành, những sản phẩm trọng yếu:

a-Trong lĩnh vực nông nghiệp, do nhiều nguyên nhân kinh tế xã hội thường được các nước bảo hộ lâu dài, trở thành những khu vực tranh chấp thường xuyên giữa nhiều quốc gia. Đối với nước ta, cần thấy rõ lợi thế so sánh của nền nông nghiệp nhiệt đới để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường nội địa; đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm, chấp nhận giá thị trường quốc tế. Muốn vậy, cần nhanh chóng áp dụng các tiến bộ sinh học, hiện đại hoá công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng vệ sinh thực phẩm, đóng gói, bao bì…Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng: chú trọng phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu toàn câù hoá và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 30 - 41)