Điều kiện kinh xã hội

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã hữu sản, huyện bắc quang, tỉnh hà giang (Trang 34 - 40)

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Hữu Sản là một xã còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đời sống của ngƣời dân còn thấp, dân cƣ thƣa thớt, với 11 thôn và 6 dân tộc anh em sinh sống. Sự đa dạng về thành phần dân tộc và nguồn gốc xuất hiện tạo nên nét đặc sắc riêng về văn hóa, phong tục,….thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Tình hình dân số, dân tộc xã Hữu Sản năm 2016

STT Dân tộc Số khẩu (ngƣời) Cơ cấu (%)

1 Dao 139 5,25 2 Kinh 4 0,15 3 Mông 467 17,66 4 Mƣờng 3 0,11 5 Pà Thẻn 453 17,13 6 Tày 1579 59,70

(Nguồn: UBND xã Hữu Sản, 2016)

Ngoài các yếu tố về nguồn lực tự nhiên thì yếu tố nhân lực có vai trò quan trọng trong việc phát triển KT-XH của xã đƣợc thể hiện qua bảng dƣới đây:

Bảng 3.3: Tình hình sử dụng nhân khẩu và lao động xã Hữu Sản năm 2016

TT Chỉ tiêu Tổng số

(Ngƣời) Cơ cấu(%)

I Tổng số hộ 551 100,00

II Tổng số nhân khẩu 2.645 100,00

2.1 Nam 1.304 49,30

2.2 Nữ 1.341 50,70

2.3 Trong độ tuổi lao động 1.540 58,22

2.4 Ngoài độ tuổi lao động 1.105 41,78

2 Tổng số lao động 1.540 100,00

2.1 Nam 853 55,38

2.2 Nữ 690 44,62

2.3 Lao động nông nghiệp 1.436 93,25

2.4 Lao động phi nông nghiệp 104 6,75

Qua bảng 3.3 ta thấy số nhân khẩu nam và nữ của xã tƣơng đối đồng đều, số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm 58,22% tổng số nhân khẩu. Đây là những dấu hiệu rất đáng mừng cho kinh tế xã.

Số lao động nam và nữ lại có sự chênh lệch nhẹ, trong khi số lao động nam chiếm 55,38% thì số lao động nữ lại chỉ là 44,62%. Bên cạnh đó số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm phần lớn tới 93,25%. Trong những năm tiếp theo xã cần có những chính sách để mang lại sự cân bằng hơn.

3.1.2.2. Tình hình kinh tế xã Hữu Sản

Hữu Sản là một xã nghèo, đời sống của ngƣời dân còn thấp, nên vấn đề kinh tế của xã vẫn còn rất nhiều hạn chế. Sự phát triển kinh tế của xã Hữu Sản đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh tế của địa phƣơng năm 2016

STT Danh mục ĐVT

Năm 2016

Giá trị Cơ cấu (%) 1 Tổng giá trị sản xuất Tr.đồng 38.094 100

1.1 Nông – lâm – thủy sản Tr.đồng 35.700 93,72 1.2 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và

xây dựng Tr.đồng 1.894 4,97

1.3 Thƣơng mại và dịch vụ Tr.đồng 500 1,31

2 Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt Tấn 2,347 -

3 Thu nhập bình quân/ngƣời/năm Tr.đồng 17,5 -

4 Bình quân lƣơng thực/ngƣời/năm Kg 875 -

(Nguồn: UBND Xã Hữu Sản, 2016)

Qua bảng 3.4 ta thấy năm 2016 xã Hữu Sản ngành nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu của toàn xã và là ngành chiếm giá trị sản xuất cao nhất chiếm với tổng giá trị là 38.094 triệu đồng, với 93,72%. Bao gồm các ngành trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là ngành chủ yếu của nền kinh tế xã. Ngành công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chƣa phát triển, chỉ một số ít đầu tƣ vào phát triển công nghiệp, chiếm 4,97%. Ngành thƣơng mại và dịch vụ chƣa phát triển, chỉ chiếm 1,31% trong tổng giá trị sản xuất năm.

Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt là 2.347 tấn so với năm 2015, Thu nhập BQ/ngƣời/năm là 17,5 triệu đồng. Bình quân lƣơng thực/ngƣời/năm là 875kg.

3.1.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp

Một trong những vai trò đầu tiên và quan trọng nhất của SXNN là cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho đời sống dân cƣ. Chính vì vậy, trong những năm qua, xã Hữu Sản không ngừng phấn đấu, đƣa vào sản xuất các giống cây trồng cho năng suất và chất lƣợng cao. Nhờ đó, sản lƣợng lƣơng thực của xã ngày một tăng qua các năm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của địa phƣơng, đã đạt đƣợc kết quả cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chính của xã qua 3 năm (2015 - 2017)

Chỉ tiêu

2015 2016 2017

DT NS SL DT NS SL DT NS SL

(ha) (Tạ/ha) (Tấn) (ha) (Tạ/ha) (Tấn) (ha) (Tạ/ha) (Tấn)

Lúa 374,5 55,4 2.078,48 375 56,5 2.118,75 375 53,7 2.013,75

Ngô 67 65 228,5 61 35 192,5 69,4 63,3 234,03 Lạc 30 17,5 52,5 36 22 70,4 53 22 116,6

(Nguồn: UBND xã Hữu Sản, 2017)

Qua bảng 3.5 ta thấy, diện tích các loại cây trồng ít thay đổi nhƣng năng suất và sản lƣợng của một số cây trồng qua các năm tăng. Nguyên nhân là chính quyền địa phƣơng đã rất chú trọng đến các hoạt động sản xuất của ngƣời dân, đầu tƣ vào hệ thống thủy lợi, giao thông, cung cấp các loại giống mới với năng suất cao, có cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp, mở các lớp tập huấn về sản xuất, làm cánh đồng mẫu để nhân giống, tăng cƣờng làm giao thông, thủy lợi nội đồng, phòng trừ sâu bệnh đúng lúc, đúng thời điểm, đúng thuốc, đúng liều lƣợng.

Cây lúa là cây lƣơng thực chủ yếu nên diện tích đất trồng lớn. So với năm 2015 thì sản lƣợng năm 2016 tăng 40,28 tấn. Dù đang có xu hƣớng tăng năng suất nhƣng đến năm 2017 do điều kiện thời tiết, mƣa kéo dài gây ngập úng làm cho năng suất, sản lƣợng giảm so với năm 2015 giảm xuống 64,73 tấn.

Diện tích đất trồng ngô tăng từ 30ha năm 2015 lên 53ha năm 2017. Ngƣời dân trồng ngô chủ yếu phục vụ nhu cầu của gia đình hoặc làm thức ăn chăn nuôi.

Cây công nghiệp ngắn ngày ngƣời dân ít chú trọng vì chủ yếu ngƣời dân trồng chỉ để phục vụ nhu cầu của gia đình.

Cây chè: Với diện tích 19,82ha Chè (trong đó diện tích trồng mới 3,4 ha) mới đƣợc tập trung trồng và chăm sóc tại địa bàn, diện tích cho sản phẩm là 1,82 ha nhƣ ở thôn Trung Sơn, Thƣợng Nguồn, Quyết Thắng, Thành Công, Chiến Thắng, Khuổi Luồn.

Về chăn nuôi

Thƣờng xuyên quan tâm đến công tác chăn nuôi, lập KH phát triển những gia xúc mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã.

Bảng 3.6: Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm (2015 - 2017)

ĐVT: Con Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh % 2016/2015 2017/2016 2017/2015 Tổng đàn trâu 962 995 1.008 103,43 101,31 104,78 Tổng đàn dê 515 515 470 100,00 91,26 91,26 Tổng đàn lợn 4.730 3.435 3.250 72,62 94,61 68,71 Tổng đàn gia cầm 13.520 13.750 16.550 101,70 120,36 122,41

Qua bảng trên ta thấy:

Tổng đàn trâu qua 3 năm tăng dần. Năm 2016 so với năm 2015 tăng lên 3,43%. Năm 2017 so với năm 2016 tăng 1,31%. Năm 2017 tăng mạnh 4,78% so với năm 2015.

Tổng đàn dê bình quân qua 3 năm giảm, cụ thể: Tổng đàn dê năm 2017 giảm mạnh 8,74% so với năm 2015 và vẫn giữ nguyên so với năm 2016.

Tổng đàn lợn năm 2016 so với năm 2015 giảm 27,38%. Năm 2017 so với năm 2016 giảm nhẹ xuống còn 5,39%. Năm 2017 so với năm 2015 giảm mạnh 31,29%.

Đàn gia cầm qua 3 năm có sự biến động mạnh, cụ thể: Năm 2016 so với năm 2015 tăng 1,7%. Đến năm 2017 tăng mạnh, so với năm 2016 là 20,36% và tăng 22,44% so với năm 2015.

Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm

Xã thƣờng xuyên quan tâm đến công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm. Chủ động theo dõi diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, tổ chức triển khai thực hiện tốt việc tiêm phòng cho đàn gia súc, lập kế hoạch phòng chống dịch bệnh chống rét, chống nóng, nhằm ổn định đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã. Nhân dân nêu cao tinh thần trong phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm, và đàn trâu, bò, đàn lợn luôn hoàn thành tốt và vƣợt chỉ tiêu đã đề ra. Tiêm tụ huyết trùng trâu 1.900 liều, tiêm dịch lở mồm long móng trâu 1.000 liều, tiêm dịch tả lợn 1.670 liều, vắc xin tụ dấu lợn 1.670 liều[3].

Về lâm nghiệp

Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 12/01/2017 của UBND xã Hữu Sản về tổ chức tết trồng cây xuân Đinh Dậu năm 2017, các thôn, hộ gia đình, cán bộ, công chức xã đã tiến hành trồng đƣợc 5.800 cây gồm các loại cây: Xoan, keo, quế…Diện tích trồng rừng mới năm 2017 là 372,9 ha. Trong đó trồng rừng chuyển đổi, cải tạo vƣờn, đồi tạp năm 2017 là 288,5 ha/32 ha (vƣờn tạp 17 ha, đồi tạp 271,5 ha); Trồng sau khai thác 52,4 ha; Trồng rừng Huyện hỗ trợ giống 32 ha. Trồng tập trung tại các thôn nhƣ Trung Sơn, Thƣợng Nguồn, Khuổi Luồn, Kiên Quyết, An Toàn…

Trong năm 2017 đã cấp 19 giấy phép khai thác, chủ yếu là cây keo, bồ đề.... Trong đó giấy phép khai thác gỗ là 16 giấy phép với khối lƣợng là 365m3

chủ yếu là cây bồ đề, keo…đã khai thác vận chuyển là 200m3

; Giấy phép khai thác măng 03 là giấy phép với khối lƣợng là 121 tấn[3].

3.1.2.4. Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

Tiểu thủ công nghiệp: Nhân dân trong xã có truyền thống phát triển các ngành nghề nhƣ: Dệt thổ cẩm, sản xuất vật liệu xây dựng đặc biệt là sản xuất gạch và khai thác đá...

Thƣơng mại - dịch vụ: Chợ trung tâm xã hoạt động vào các ngày chủ nhật hàng tuần, các hộ kinh doanh đến đăng ký bán hàng đúng theo hợp đồng ký kết, đúng gian hàng đã đăng ký, không có trƣờng hợp bày bán hàng lòng lề đƣờng; Việc giao thƣơng giữa các xã, các thƣơng lái giao lƣu thuận lợi hơn...[3].

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã hữu sản, huyện bắc quang, tỉnh hà giang (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)