Khái niệm pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 25 - 26)

Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai là bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Pháp luật về giải quyết khiếu nại về đất đai là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất, trong các quan hệ cụ thể về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai. Việc giải quyết khiếu nại về đất đai được thực hiện theo các quy định về giải quyết khiếu nại quy định tại Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành: Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật về quyền khiếu nại; quyền, nghĩa vụ các bên trong khiếu nại đất đai; thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai. Pháp luật về khiếu nại đất đai được xây dựng dựa trên các quan điểm: Xây dựng luật khiếu nại nhằm quán triệt và cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, phù hợp với tiền trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp hiện nay. Pháp luật về khiếu nại về đất đai phải tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, cơ

quan thực hiện được quyền khiếu nại của mình; Trình tự giải quyết khiếu nại phải đơn giản, nhanh chóng, công khai, minh bạch. Ngoài ra, pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai phải hợp hiến, đồng bộ với hệ thống pháp luật nói chung và không cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)