Thách thức trong việc xác định Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Thương

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 27 - 29)

6. Kết cấu luận văn

1.5. Thách thức trong việc xác định Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Thương

Thương mại điện tử

Do các tính chất, đặc điểm riêng biệt của thương mại điện tử so với thương mại truyền thống dẫn đến những khó khăn và thách thức trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử. Bên cạnh đó, một trong những thách thức đã tồn tại từ lâu trong thương mại xuyên biên giới là mỗi quốc gia không muốn đánh mất hoặc đầu hàng bản sắc của mình cho quốc gia khác, và làm cho luật của mình phù hợp với luật của quốc gia khác. Tâm lý tương tự mở rộng sang thương mại điện tử khi có các tranh chấp xuyên biên giới. Các hiệp ước khác nhau giữa các quốc gia và các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới có thể dễ dàng hơn trong việc đáp ứng các mục tiêu của công lý tuy nhiên thương mại điện tử là một thị trường tương đối mới.

Đặc biệt, việc sử dụng Internet để hình thành hợp đồng đã làm phát sinh các vấn đề phức tạp về thẩm quyền và thực thi. Các câu hỏi được đặt ra trước hết là xác định luật nào sẽ áp dụng cho hợp đồng và thứ hai liệu tòa án nào có thẩm quyền giải quyết một vụ kiện dựa trên hợp đồng. Bản chất phi tập trung của Internet dẫn đến sự tham gia của nhiều bên từ nhiều khu vực pháp lý thường rất khó xác định nơi hình thành hợp đồng. Việc thiếu tính thống nhất trong các quy tắc, luật và quy định do việc kết hợp các công cụ quốc tế càng làm tăng thêm sự phức tạp có thể phát sinh tranh chấp giữa hai bên giao kết hợp đồng trên Internet và những người thuộc các quốc gia khác nhau. Một hành vi phạm tội ở quốc gia này có thể không phải là một hành vi phạm tội ở quốc gia khác.

Hiện nay các nước có đưa ra một số thử nghiệm để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử nhưng gặp một số khó khăn và thách thức. Ví dụ như tại Hoa Kỳ, việc xác định quyền tài phán có thể dựa trên mối liên hệ tối thiểu. Không phân biệt hiện diện thực tế, nguyên đơn có liên hệ, quan hệ hoặc quan hệ có ý nghĩa với bang được phép tiếp cận các tòa án bên ngoài phạm vi. Thách thức của thử nghiệm này là không tồn tại tiêu chuẩn khách quan để xác định những gì tạo thành liên hệ tối thiểu. Không rõ liên hệ tối thiểu có phụ thuộc vào số lượng người sử dụng dịch vụ hoặc số lần trang web được truy cập hoặc số lượng

truy cập nhận được hoặc bất kỳ tiêu chuẩn nào khác. Vì vậy dù các nước đã có những cách thức tiếp cận để dễ dàng hơn trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong không gian mạng nhưng những thách thức đặt ra là vô cùng lớn. Thách thức này có thể đến từ nhiều nguyên nhân sau:

Thứ nhất, thương mại điện tử được thực hiện qua phương tiện điện tử có kết nối mạng không như các bên thường gặp gỡ trực tiếp để thực hiện giao dịch trong thương mại truyền thống. Các bên có thể không biết nhau và chỉ thực hiện thông qua các website. Việc ẩn danh tính của các bên khiến việc truy tìm và xác định thông tin gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, thị trường trong thương mại điện tử là thị trường xuyên biên giới, các giao dịch diễn ra trên toàn cầu. Hiện nay cũng không có một cơ chế hay hệ thống pháp luật chung giữa các quốc gia để xác định chính xác thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về cơ quan tài phán nào. Mỗi quốc gia sẽ có một hệ thống pháp luật riêng với những quy định khác nhau liên quan đến xác định thẩm quyền và thủ tục, cơ chế giải quyết tranh chấp. Thông thường, thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong các hệ thống pháp luật được gắn vào vị trí địa lý của các bên trong một vụ việc. Nên tính xuyên biên giới trong thương mại điện tử và rất khó khăn để xác định chính xác vị trí địa lý của các bên tạo ra thách thức trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Thứ ba, việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nơi hợp đồng được hình thành, tác động của tranh chấp diễn ra ở đâu, mối liên hệ giữa tranh chấp đối với quốc gia liên quan v.v

Thứ tư, việc không chắc chắn để xác định các giao dịch thương mại điện tử trong thị trường xuyên biên giới cũng tạo ra khó khăn trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Thứ năm, do các website để thực hiện các giao dịch điện tử liên quan đến servers và việc đặt servers ở quốc gia nào hay ở nhiều quốc gia khác nhau cũng gây khó khăn cho việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

CHƯƠNG 2. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)