5.1. Kiểm tra trước khi nhập gia cầm vào giết mổ
- Kiểm tra giáy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan thú y có thẩm quyền cấp - Kiểm tra số lượng, loại gia cầm đối chiếu với số lượng ghi trong vận đơn - Kiểm tra sức khỏe đàn gia cầm để phát hiện những dấu hiệu không bình
thường của các bệnh truyền nhiễm hoặc do quá trình vận chuyển như: nhốt quá chật hoặc quá nóng, lạnh gây những biểu hiện lâm sàng
- Nếu phát hiện do các bệnh truyền nhiễm ở đàn gia cầm thì phải tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, tạm đình chỉ giết mổ chờ kết quả xét nghiệm
- Nếu không có biểu hiện bất thường thì cho phép nhập vào nhà chờ giết mổ
5.2. Kiểm tra trước giết mổ
Gia cầm cần phải được kiểm tra trước khi giết mổ để phát hiện ra các dấu hiệu bất bình thường như trên. Bác sĩ thú y sẽ đưa ra những quyết định như sau:
a. Được phép giết mổ: Gia cầm khỏe mạnh, thân nhiệt bình thường, không có triệu chứng bệnh, đã được nghỉ ngơi, nhịn ăn trong trời gian không quá 12 giờ
b. Giết mổ khẩn cấp: gia cầm bị yếu mệt do vận chuyển nhưng không có những biểu hiện của bệnh truyền nhiễm
c. Không được phép giết mổ: thân nhiệt cao, có những dấu hiệu không bình thường, nghi là mắc cá bệnh truyền nhiễm, phải chờ kết quả xét nghiệm d. Buộc phải tiêu hủy: mắc các bệnh truyền nhiễm không được phép giết
mổ như bệnh cúm gia cầm, trúng độc hóa chất độc hại 5.3. Kiểm tra sau giết mổ
Khám kiểm tra sau khi đã tách phủ tạng ra khỏi thân thịt theo trình tự: a. Khám thân thịt
- Quan sát mầu sắc thân thịt, độ đồng nhất của da, mùi của thịt
- Kiểm tra độ sạch của thân thịt, phát hiện nhiễm lông, phân hoặc các chất bẩn khác
- Kiểm tra xoang bụng. xoang ngực, phát hiện các hiện tượng viêm xoang, viêm phúc mạc, viêm túi khí
b. Khám phủ tạng
- Khám phổi: quan sát mầu sắc, phát hiện chảy máu hoặc xuất huyết, viêm, xơ, lao phổi
- Khám tim: hình thái , mầu sắc, viêm bao tim, hoại tử, xuất huyết
- Khám gan: quan sát mầu sắc, hình thái như gan sưng, gan vàng, hoại tử, xuất huyết
- Khám thận: mầu sắc, trang thái, các dấu hiệu sưng thận, chảy máu xuất huyết
- Khám lách: sưng, xuất huyết
- Khám diểu, dạ dày, ruột: mổ diều, ruột để phát hiện các dấu hiệu chảy máu, xuất huyết, viêm sưng
- Khám hạch: túi phabrixius, tuyết timus
5.4. Xử lý sau khám:
Nếu phát hiện những cá thể có dấu hiệu bệnh lý thì phải loại thải cho mục đích sử dụng khác
5.5. Đóng dấu thân thịt
- Đóng dấu kiểm soát, giết mổ gia cầm trên thân thịt
- Có thể dán tem vệ sinh thú y tren sản phẩm đã được bao gói
- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển cho sản phẩm đảm bảo vệ sinh thú y cho tiêu dùng
Biểu mẫu Phụ lục 1a: Nhập gia súc và kiểm tra trước khi giết mổ
Biểu mẫu Phụ lục 1b: Nhập gia súc và kiểm tra sau khi giết mổ Tên bác sỹ thú y kiểm soát:
Ngày và thời gian Nguồn gốc gia cầm Số giấy kiểm dịch Số lượng nhập Số lượng động vật nghi mắc bệnh
Biểu hiện triệu chứng
Biện pháp xử lý
Tên bác sỹ thú y kiểm soát: Ngày và thời gian Nguồn gốc gia cầm Số giấy kiểm dịch
Thân thịt kiểm tra không đạt tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm Biểu hiện bệnh
tích, và ô nhiễm