Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thành lập và quản lý điều hành

Một phần của tài liệu Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam. (Trang 32 - 36)

cơ bản nhất và duy nhất có khả năng triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập một cách đồng bộ, nhanh nhất và có hiệu quả trên quy mô toàn quốc. Hơn nữa, pháp luật là phương tiện đảm bảo cho tổ chức và hoạt động quản lý Nhà nước với các đối tượng doanh nghiệp nói chung tiến hành thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp chặt chẽ, bằng cách thiết lập một hệ thống tổ chức quản lý rõ ràng, đồng bộ và quy định cụ thể cơ chế điều hành, điều phối của hệ thống tổ chức quản lý này từ Trung ương đến địa phương (Ngọc Dung, 2020).

2.160. Thứ hai, pháp luật còn là phương tiện hỗ trợ cho sự phát triển chung của doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập cũng như gián tiếp hỗ trợ hoạt động nghiên cứu KH&CN của CSGDĐH công lập nơi doanh nghiệp trực thuộc nói chung. Thông qua các hoạt động của doanh nghiệp KH&CN trực thuộc, hoạt động nghiên cứu KH&CN của các CSGDĐH công lập sẽ ngày một hoàn thiện và để các kết quả nghiên cứu không chỉ còn tồn tại trên quy mô phòng thí nghiệm. Từ đó, gián tiếp tạo nên đón bẩy thúc đẩy sự phát triển chung của CSGDĐH công lập.

1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệpKH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập

2.161. Pháp luật đối với doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý với loại hình doanh nghiệp này, tạo điều kiện cho các chủ thể liên quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật. Từ khái niệm pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập được trình bày ở trên cùng với việc đưa ra các khái niệm cơ bản về loại hình doanh nghiệp này, có thể chỉ ra được những

2.162.nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập theo các nội dung chính như sau:

2.163. Những quy định chung của pháp luật về doanh nghiệp. 2.164.

2.165. Doanh nghiệp KH&CN là một loại doanh nghiệp, có doanh thu từ các hoạt động sản xuất của mình, do vậy sẽ phải tuân theo quy định về thành lập và tổ chức cơ cấu doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp 2020 là luật điều chỉnh các quy định chung về doanh nghiệp, bao gồm quy định về các loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức của từng loại hình doanh nghiệp, đăng ký thành lập, tổ chức lại doanh nghiệp… Ngoài ra, thẩm quyền thành lập doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH công lập còn được quy định tại Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 và văn bản hướng dẫn thi hành.

2.166. Những quy định của pháp luật về doanh nghiệp KH&CN. 2.167.

2.168. Những quy định chung về doanh nghiệp KH&CN được quy định tại Luật KH&CN 2013 và Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Các quy định chung bao gồm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ có tính chất chung đối với doanh nghiệp KH&CN nói chung như định nghĩa về doanh nghiệp KH&CN, kết quả KH&CN, sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN, đất xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp KH&CN. Các quy định cụ thể đối với riêng doanh nghiệp KH&CN gồm các nội dung: các quy định về ưu đãi và hỗ trợ dành cho doanh nghiệp KH&CN, quy định về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp KH&CN. Bên cạnh đó còn có các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục tiến hành thực hiện các quy phạm nội dung.

2.169. Những quy định của pháp luật về hoạt động của CSGDĐH công lập. 2.170.

2.171. Do vẫn là một phần không tách rời với CSGDĐH công lập, doanh nghiệp KH&CN trực thuộc vẫn bị ảnh hưởng một phần bởi các quy định này, chủ yếu liên quan đến việc sử dụng nguồn tài nguyên, đất đai và nhân lực của CSGDĐH công lập mà nó trực thuộc. Những vấn đề này sẽ được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động của một đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể như: Luật GDĐH sửa đổi bổ sung năm 2018 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành các quy định

2.172. về khái niệm, mục tiêu và cơ cấu tổ chức của CSGDĐH công lập cũng như các quyền tự chủ của CSGDĐH công lập; Luật Viên chức sửa đổi năm 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập; Luật Đất đai 2013, Luật Đầu tư công 2019, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành các quy định về sử dụng đất đai, tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập. Ngoài ra còn có Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn Nhà nước, Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

2.173.KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

2.174.

2.175. Với việc thay đổi quy định pháp luật cho phép thành lập doanh nghiệp tại các CSGDĐH nói chung và CSGDĐH nói riêng, Nhà nước đã tạo động lực cho các CSGDĐH có cơ hội được đổi mới để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN cũng như góp phần cho sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội thông qua các kết quả nghiên cứu khoa học tại cơ sở mình. Đây cũng là một kết quả tất yếu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế cũng như phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế thế giới. Theo đó, nền giáo dục bậc cao của Việt Nam trong tương lai sẽ nhận được nhiều sự cải thiện mang tính đột phá và khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Chương 1 của luận văn đã nêu ra những cơ sở lý luận về doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH, bước đầu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản liên quan đến loại hình doanh nghiệp này. Có thể thấy rằng, doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH có vai trò quan trọng, không những thể hiện được mức độ hiệu quả đối với cơ sở mà nó trực thuộc, mà quan trọng hơn cả là phần nào khắc phục được điểm yếu lớn nhất đối với mô hình đào tạo truyền thống – đó là sự rời rạc giữa lý thuyết và thực tiễn. Doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH không chỉ là cầu nối giữa chương trình đào tạo với thực tiễn ngành nghề, mà còn tạo sự kết nối giữa các cơ sở đại học với doanh nghiệp trong ngành. Hơn nữa, nó còn là một bước tiến của CSGDĐH công lập để hỗ trợ thúc đẩy cho quá trình tự chủ của mình. Với một quốc gia nhỏ như Việt Nam, nơi mà nền kinh tế vẫn đang trên đà phát triển và dần nâng cao vị thế của mình trên bảng xếp hạng quốc tế, việc đầu tư cho giáo dục nếu chỉ dựa vào nguồn lực Nhà nước thì không thể theo kịp với xu hướng hiện đại mà các quốc gia phát triển đang đi theo. Chỉ khi các CSGDĐH nói chung và các CSGDĐH công lập nói riêng có những đột phá cải tiến trong hoạt động của mình thì mới có thể đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho lớp trẻ tương lai của đất nước.

2.176. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỰC THUỘC CƠ SỞ

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam. (Trang 32 - 36)