Dự trữ ngoại hối và chính sách vô hiệu hóa của Việt nam

Một phần của tài liệu Vô hiệu hoá, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính toàn cầu pot (Trang 39 - 43)

Nhìn từ số lệu dự trữ ngoại hối của từng năm, cho thấy dự trữ ngoại hối đã bắt đầu tăng đều đặn từ năm 1995 cho đến những năm gần đây với tốc độ trung bình là 27%/năm. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng đạt nhanh nhất vào thời điểm cuối năm 2006 sang năm 2007, tăng 10.095 tỷ USD tương ứng 75%/năm, từ 13.384 tỷ USD năm 2006 đến 23,479 tỷ USD cuối năm 2007. Theo NHNN, đây là mức tăng mạnh so với thời điểm năm 2000. Với con số này, tuy rằng rất nhỏ so với các nước có nguồn dự trữ ngoại hối hàng đầu thế giới ( từ 700 đến 1000 tỷ USD), nhưng được đánh giá là đủ để NHNN chủ động trước yêu cầu cân đối cung cầu trên thị trường và tránh những biến động bất thường của tỷ giá.

Năm 2007, cung ngoại tệ tăng mạnh chủ yếu do luồng vốn đầu tư nước ngoài tăng. NHNN đã điều hành tỉ giá đảm bảo theo nguyên tắc không để tăng giá hoặc mất giá quá mức đồng Việt Nam, thực hiện can thiệp mua ngoại tệ ở mức độ thích hợp nhằm ổn định tỉ giá, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, đảm bảo các cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Dự trữ ngoại hối nhà nước tăng liên tục và được quản lý an toàn hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu về ngoại tệ thiết yếu của nền kinh tế, góp phần hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tỉ giá và điều hành chính sách tiền tệ.

Tính đến cuối tháng 8/2009, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm 21.3% so với cuối năm 2008, từ 23,88 tỷ USD xuống còn 18,42 tỷ USD. Thực tế, Việt Nam bị bội chi ngân sách, tức là chi nhiều hơn thu, bằng với 8 tỷ USD, bị nhập siêu, tức là nhập nhiều hơn xuất khẩu, chừng 12 tỷ USD trong khi đầu tư nước ngoài và tiền bạc của người Việt ở

ngoài gửi về đều sút giảm mạnh. Trong khi ấy, ngoại trái tức là tiền vay ngoại quốc của Việt Nam cũng lại tăng và đã lên tới 40% tổng sản lượng GDP, chưa nguy ngập mà cũng là đáng ngại. Vì vậy, dự trữ ngoại tệ bị hao hụt mất 30% và nay chỉ còn chừng 16 tỷ Mỹ kim, chưa đủ cho ba tháng nhập khẩu. Nếu kể về khả năng dự trữ ngoại tệ so với các nước khác thì Việt Nam khó tránh được khủng hoảng về ngoại hối, là điều mà giới đầu tư nước ngoài đã báo động.

Mức dự trữ ngoại hối thấp làm mất an toàn cho nền tài chính quốc gia. Trong cuộc đua về kích thích tăng trưởng, nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn bởi dự trữ ngoại hối thấp, sức hấp thụ các chính sách kích cầu của nền kinh tế chưa cao. Thêm vào đó, khuynh hướng hội nhập ngày một được mở rộng, nền kinh tế sẽ càng dễ bị tác động bởi những cú sốc bên ngoài, đòi hỏi cần gia tăng tính bảo vệ cho nền kinh tế thông qua dự trữ ngoại hối quốc gia. Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay đang giảm đến mức báo động, là một chỉ báo xấu cho nền kinh tế.

2.2. Chính sách vô hiệu hóa ở Việt nam

Từ đầu năm 2007, luồng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp sau khi Việt Nam ra nhập WTO đã tăng lên nhanh chóng đã tạo sức ép tăng giá tiền đồng và một mặt gây khó khăn cho việc điều hành chính sách tiền tệ và giám sát tài chính, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán tăng trưởng rất khả quan. Do Việt Nam muốn giữ được tỷ giá tương đối cạnh tranh, vì vậy Nhà Nước đã mua ngoại tệ vào, làm tăng dự trữ ngoại tệ, nhưng mặt khác cũng làm cho lượng cung ứng tiền lớn, dẫn đến cung – cầu ngoại tệ thay đổi, gây áp lực lạm phát. Để giải quyết vấn đề, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện những biện pháp vô hiệu hóa lên dòng vốn FPI.

Đầu tiên, CP đã tung ra tiền đồng (112 nghìn tỷ đồng) để mua vào một lượng lớn ngoại tệ. Với lượng mua vào 7 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, dự trữ ngoại hối của ngân hàng cũng tăng lên kỷ lục, từ mức khoảng 9 tuần nhập khẩu của nền kinh tế vào thời điểm giữa năm 2006 đến khoảng 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2006 và vọt lên trên 20 tuần nhập khẩu tính đến thời điểm hiện nay.

Ngay sau động thái tuyên bố mua vào ngoại tệ kết dư ở các ngân hàng thương mại cuối năm 2007 và những ngày đầu năm 2008, NHNN tiếp tục thực hiện chính sách thắt

chặt tiền tệ bằng việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 11% theo Quyết định 187/2008/QĐ- NHNN ngày 16/01/2008. Trong khi trước đó, ngày 1/6/2007, NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi đối với cả nội tệ và ngoại tệ: từ 5% lên 10% đối với tiền gửi VND kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng, tăng từ 8% lên 10% đối với tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng.

Tiếp theo đó, NHNN đưa ra Quyết định 346/QĐ-NHNN ngày 17/3 về việc phát hành tín phiếu NHNN bằng tiền đồng trị giá 20,300 tỷ VND, kỳ hạn là 364 ngày, lãi suất là 7,80%/năm dưới hình thức bắt buộc đối với 41 ngân hàng TMCP. Đây rõ ràng là một biện pháp nằm trong gói giải pháp thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát của Chính phủ bên cạnh các bài thuốc tăng dự trữ bắt buộc, điều chỉnh các loại lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn… đã được tiến hành.

Nếu như trong điều kiện bình thường, có thể các biện pháp can thiệp vô hiệu hóa của Chính phủ đã thành công trong việc vừa khai thông dòng vốn FPI vừa ngăn chặn việc gia tăng cung tiền đồng đang mở rộng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt nam:

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng địa ốc, cho vay dưới chuẩn ở Mỹ được “ ủ bệnh” từ hơn một năm trước, đã bùng phát và lan nhanh sang các lĩnh vực tài chính, tiền tệ. kinh tế, lao động việc làm và lan nhanh sang các nước và các khu vực trong đó có Việt Nam, một nền kinh tế tăng trưởng dựa tới gần 60% vào vốn đầu tư, có định hướng xuất khẩu, vừa mới gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO) được hai năm…nên cuộc khủng hoảng có tác động đến Việt nam, tuy có chậm hơn một số nước( do độ mở cửa về tài chính chưa rộng, đồng tiền chưa chuyển đổi…), nhưng cũng rất lớn và khá rộng như sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 8,5% năm 2007 giảm xuống còn 6,23%.

Đồng thời trong giai đoạn này nền kinh tế phải đối mặt với tốc độ lạm phát cao và kéo dài từ năm 2004 đến 2007, lạm phát ở VN đã cao hơn các nước láng giềng ngoại trừ Indonesia, một quốc gia đang đối mặt với những vấn đề kinh tế, chính trị nghiêm trọng, năm 2004 CPI là 9.5%, 2005 là 8.4%, năm 2006 là 6.6%. Hiện nay, Việt Nam là nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong các nước Đông á. Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) cho đến tháng

12/2007 đã là 12.63% (tháng 11/2007 là 9,45%) và đỉnh điểm là 21.9% vào tháng 9 năm 2008. …

Tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai có thể nói là một hiện tượng không mấy mới lạ tại Việt nam. Từ năm 1996 cho đến năm 2009, Việt nam gần như liên tục thâm tài khoản vãng lai. Đáng chú ý là bắt đầu từ năm 2007 con số thâm hụt tài khoản vãng lai trở nên rất lớn so với những năm trước. Năm 2006, chỉ thâm hụt ở mức 163 triệu USD. Vậy mà sang đến năm 2007 mức thâm hụt vọt đến gần 7 tỷ USD và hơn 11 tỷ USD vào năm 2008. Thật vậy giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009, Việt nam xuất hiện tình trạng nhập siêu đáng báo động và đạt mức cao nhất là tại thời điểm cuối năm 2008, 16.096 tỷ USD. Trong khi đó các nguồn thu ngoại tệ chính như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, kiều hối và du lịch đều sút giảm mạnh, người dân chuyển dịch sang nắm giữ USD và vàng làm cho cán cân thanh toán của Việt Nam thâm hụt nặng.

Do tác động của nhiều nhân tố như đã nêu ở trên như tốc độ tăng trưởng GNP có sự suy giảm, lạm phát tăng cao, cán cân thanh toán thâm hụt…dẫn đến chính sách vô hiệu hóa của chính phủ không hiệu quả trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Vô hiệu hoá, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính toàn cầu pot (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w