Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã tân thịnh, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 25)

Tỉnh Nam Định có 211 ban nông nghiệp xã, thị trấn và 2 ban nông nghiệp phường Trần Tế Xương và phường Cửa Nam của Thành phố Nam Định.

Ban nông nghiệp xã là bộ phận chuyên môn giúp UBND xã thực hiện 10 nhiệm vụ quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn dưới sự chỉ đạo của UBND xã và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành của huyện. Tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ: xây dựng qui hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn …và hướng dẫn chỉ đạo, điều hành thực hiện qui hoạch, kế hoạch đó.

Sau khi thành lập Ban nông nghiệp các xã, thị trấn đã xây dựng quy chế hoạt động, phân công phân việc cho các thành viên và nhanh chóng đi vào hoạt động theo phương thức: Ban nông nghiệp xã đảm nhận công tác xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp cụ thể là cơ cấu cây trồng, lịch thời vụ gieo cấy lúa hoa màu, kế hoạch tưới tiêu và biện pháp kỹ thuật thâm canh; chỉ đạo điều hành sản xuất thông qua các cuộc họp giao ban định kỳ, đột xuất và

hệ thống truyền thanh của xã, HTX, thông báo bản tin triển khai đến HTX, các trưởng thôn xóm và các hộ nông dân trên địa bàn xã; Ban nông nghiệp xã đã tham mưu cho UBND xã ban hành các quyết định, thông báo và hướng dẫn để chỉ đạo và điều hành sản xuất. Sau hơn hai năm hoạt động Ban nông nghiệp các xã, thị trấn đã đạt được những kết quả trên các lĩnh vực như sau:

Tham gia tích cực và là chỉ đạo trong chương trình xây dựng nông thôn mới nhất là công tác qui hoạch, dồn điền đổi thửa; qui vùng sản xuất và giao thông đồng ruộng; công tác phát triển sản xuất xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng con nuôi.

Về công tác Bảo vệ thực vật: Ban nông nghiệp các xã, thị trấn đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, dự tính, dự báo kịp thời nắm bắt tình hình diễn biến sâu bệnh, thông báo, đôn đốc, hướng dẫn, tuyên truyền đến các thôn xóm và hộ nông dân. Hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thời điểm, đúng kỹ thuật, đúng thuốc, đúng liều lượng (như huyện Hải Hậu năm 2010 số lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng 18 tấn đến năm 2015 giảm xuống sử dụng còn 10 tấn).

Công tác khuyến nông - khuyến ngư - khuyến điểm: Ban nông nghiệp các xã, thị trấn đã chủ động xây dựng lịch canh tác, lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ cho hộ nông dân và chỉ đạo sản xuất trong nông nghiệp, bám sát nhiệm vụ chuyển giao hiệu quả các tiến bộ KHKT mới giúp hộ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tăng giá trị thu hoạch trên đơn vị diện tích.

Toàn tỉnh xây dựng được trên 250 mô hình. Các mô hình điển hình như: mô hình khảo nghiệm đánh giá thuốc BVTV, tôm he năng suất cao (huyện Hải Hậu), mô hình sử dụng máy gặt đập liên hoàn (huyện Xuân Trường); mô hình trình diễn lúa Thiên ưu 1025 (huyện Nam Trực); mô hình khảo nghiệm giống lạc L26 (huyện Ý Yên); mô hình trồng hoa ly, nuôi baba (TP Nam Định).

Công tác về giao thông thuỷ lợi: Hướng dẫn và kiểm tra các HTX, các thôn xóm tổ chức nạo vét khơi thông dòng chảy thông thoáng, thuỷ lợi nội đồng, điều hành tưới tiêu phục vụ sản xuất theo qui trình kỹ thuật thâm canh.

Công tác quản lý đê và phòng chống lụt bão: 95% ban nông nghiệp xây dựng kế hoạch phương án 4 tại chỗ; đã xử lý 269/284 vụ vi phạm đê điều trên địa bàn; 29 ban nông nghiệp tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão.

Công tác khác: Ban nông nghiệp xã, thị trấn trong toàn tỉnh đã tổ chức kiểm tra quản lý thị trường về vật tư nông nghiệp được 105 lượt nhằm đảm bảo thị trường vật tư phục vụ nông nghiệp trên địa bàn có chất lượng tốt nhất.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của các địa phương nêu trên, xã cần ra một số nhận định như sau:

+ Trong sản xuất cần phải biết tận dụng tối đa có thể chuồng trại cũng như nguồn thức ăn để tiến hành nuôi kết hợp sao cho tận dụng tối đa và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Cần phải tuyển dụng những người cán bộ nông lâm nghiệp trẻ, có sức khỏe tốt, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, năng động, sáng tạo, tâm huyết, yêu nghề luôn vì sự phát triển của nhân dân mà phục vụ, gắn bó với người nông dân.

+ Cần thành lập ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp để thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình sản xuất của người nông dân từ đó có các phương án kịp thời khuyến cáo người dân.

+ Phải không ngừng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu để có được những phương án sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận kinh tế cao.

+ Trong nông nghiệp không nên bảo thủ trồng loại cây mà cần tìm hiểu nhu cầu thị trường chủ động đi trước chuyển đổi các loại cây trồng sao cho có hiệu quả kinh tế.

Phần 3

KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Khái quát về cơ sở thực tập

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của cơ sở thực tập

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý a) Vị trí địa lý

Xã Tân Thịnh nằm ở phía Đông Bắc của huyện Định Hóa, trung tâm xã cách trung tâm huyện (Thị trấn Chợ Chu) 08 km. Cách trung tâm thành phố Thái Nguyên là 58 km.

Có địa giới hành chính được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp với xã Lam Vỹ (Định Hoá) và tỉnh Bắc Kạn; + Phía Nam giáp với xã Tân Dương (Định Hoá);

+ Phía Tây giáp với xã Kim Phượng; + Phía Đông giáp với tỉnh Bắc Kạn.

Xã bao gồm 22 điểm dân cư nông thôn ( xóm bản ) : Điểm dân cư số 1: Khuổi Lừa; Điểm dân cư số 2: Xóm Nà Chúa; Điểm dân cư số 3: Xóm Làng Dạ; Điểm dân cư số 4: Xóm Nà Lèo; Điểm dân cư số 5: Xóm Làng Lải; Điểm dân cư số 6: Xóm Làng Quàn; Điểm dân cư số 7: Xóm Làng Đúc; Điểm dân cư số 8: Xóm Thịnh Mỹ 1; Điểm dân cư số 9: Xóm Thịnh Mỹ 2; Điểm dân cư số 10: Xóm Thịnh Mỹ 3; Điểm dân cư số 11: Xóm Làng Ngoã; Điểm dân cư số 12: Xóm Thâm Yên; Điểm dân cư số 13: Xóm Khau Lang; Điểm dân cư số 14: Xóm Pác Cập; Điểm dân cư số 15: Xóm Bản Pán; Điểm dân cư số 16: Xóm Bản Màn; Điểm dân cư số 17: Xóm Đồng Vang; Điểm dân cư số 18: Xóm Đồng Tốc; Điểm dân cư số 19: Xóm Đồng Khiếu; Điểm dân cư số 20: Xóm Hát Mấy; Điểm dân cư số 21: Xóm Đồng Muồng; Điểm dân cư số 22: Xóm Đồng Đình.

b) Đặc điểm địa hình, khí hậu

Địa hình: Tân Thịnh là xã miền núi của huyện Định Hóa chủ yếu là đồi núi cao, độ dốc lớn tiềm năng chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm tới 86,98% tổng diện tích đất tự nhiên.

Phía bắc và phía đông chủ yếu là các dãy núi cao có độ cao từ 70 - 90m thành phần chính là cây lâm nghiệp đất ruộng chủ yếu nằm ở các khe núi là chính.

Phía tây và phía nam của xã có dãy núi đá vôi độ cao trung bình 110m xen lẫn là các đồi gò có độ dốc nhỏ, có khả năng trồng các loại cây chè cây ăn quả.

Khí hậu: Tân Thịnh mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núi phía bắc, chia làm hai mùa rõ rệt, đó là mùa nóng và lạnh. Nhiệt độ trung bình trong năm là 28-320C lượng mưa trung bình là 1.253 mm, phân bố không đều giữa các mùa trong năm mưa thường bắt đầu từ tháng 5-10, lượng mưa khá lớn nhưng không đồng đều tập trung vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 80 - 85 % lượng mưa cả năm. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này thường có gió mùa đông bắc thời tiết khô hanh, ít mưa, hạn hán rét đậm kéo dài gây rất nhiều khó khăn cho việc sản xuất nông lâm nghiệp.

Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã Tân Thịnh mang đặc trưng của miền núi phía Bắc thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau: Cây ăn quả, cây chè, cây lâm nghiệp, cây lương thực.

c) Tài nguyên đất

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2017, tổng diện tích tự nhiên của xã Tân Thịnh là 1258,56 ha.

Đất đai của xã chia làm 4 loại chính:

+ Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Phân bố chủ yếu trên địa bàn xã. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng đến sét. Loại đất này thích hợp

với các loại cây công nghiệp dài ngày như chè và cây ăn quả. Do vậy cần bố trí cây trồng thích hợp để có hiệu quả kinh tế cao.

+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Đất được hình thành ở các thung lũng thấp do sự ngưng tụ và rửa trôi các sản phẩm từ trên đồi xuống, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, thường bị ngập về mùa lũ nhưng lại bị hạn về mùa khô, phù hợp với trồng lúa và cây màu ngắn ngày.

+ Đất đen trên đá cát (Đất Nảm đá): Là loại đất có thành phần đất thịt pha đá chất đất khá màu mỡ, nên có thể trồng cây ăn quả và các cây màu.

+ Đất bạc màu (ba): Là loại đất phân bố ở nơi có độ dốc thấp chất lượng đất ở mức trung bình thường dùng để trồng lúa một vụ, hoa màu năng suất thấp.

+ Nhìn chung đất đai xã Tân Thịnh thích hợp với nhiều loại cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp. Tuy nhiên việc canh tác trên đất dốc đã làm suy thái đất ở đây, cùng với tốc độ gia tăng dân số toàn xã khá cao, nhu cầu đất canh tác sản xuất ngày càng cao nên đất không có thời gian nghỉ và phục hồi do đó cũng ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và chất lượng cây trồng.

- Đất nông nghiệp của xã là nhóm đất có quy mô diện tích lớn nhất với 1139,86 ha, chiếm 90.5% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp của xã là 108,42 ha. - Đất chưa sử dụng: Còn 10,28 ha.

Qua bảng 3.1 ta thấy tình hình sử dụng đất đai của xã qua các năm 2015, 2016, 2017 tương đối ổn định, không có thay đổi nhiều diện tích cũng như cơ cấu sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp tăng dần qua các năm , diện tích đất phi nông nghiệp thì giảm dần, diện tích đất chưa sử dụng tuy không nhiều nhưng cũng giảm năm 2015 là 11,66 ha đến năm 2017 chỉ còn 10,28 ha.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Tân Thịnh năm 2015-2017

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Tốc độ

phát triển bình quân (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 Tổng diện tích đất tự nhiên 1265,55 100 1262,13 100 1258,56 100 100 100 100 1. Nhóm đất nông nghiệp 1108,06 87,56 1140,20 90,34 1139,83 90,57 102,9 99,90 101,40 2. Nhóm đất phi nông nghiệp 145,83 11,53 111,56 8,84 108,45 8,62 76,50 97,20 86,90 3. Nhóm đất chưa sử dụng 11,66 0,92 10,37 0,82 10,28 0,81 88,90 99,10 94,00

(Nguồn: UBND xã Tân Thịnh)

0 20 40 60 80 100 2015 2016 2017 Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 3.1. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp qua các năm của xã Tân Thịnh

d)Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất: Nguồn chính phục vụ sản xuất nông nghiệp rất phong phú bởi vị trí của xã được thiên nhiên ưu đãi có nhiều

hồ ao , suối chảy qua. 12,77 ha khe suối và 82,34 ha nuôi trồng thủy sản. Chất lượng nước chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh, đặc biệt là sau mỗi đợt mưa lũ;

- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã, qua khảo sát sơ bộ tại các hộ dùng giếng khơi chất lượng khá tốt. Toàn xã hiện nay có 87,74% người dân dùng nước giếng khơi, nước tự chảy và 12,26% người dân dùng nước giếng khoan. Mực nước ngầm trung bình có độ sâu từ 10-20m đây là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của người dân.

e) Tài nguyên rừng

Diện tích rừng 1.714,36 ha, trong đó có 416,5 ha rừng phòng hộ đầu nguồn, toàn bộ diện tích còn lại là rừng sản xuất được giao cho hộ gia đình cá nhân quản lý.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a) Tình hình phát triển kinh tế a) Tình hình phát triển kinh tế

Trong những năm qua mặc dù tình hình kinh tế trong nước cũng như trên thế giới gặp nhiều khó khăn và biến động song Tân Thịnh vẫn duy trì tương đối ổn định tốc độ phát triển kinh tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của HĐND, sự quan tâm điều hành của UBND xã cùng với những cố gắng, nỗ lực của nhân dân các dân tộc anh em, nền kinh tế của Tân Thịnh liên tục có những bước tiến vững chắc.

Về cơ bản, xã đã hoàn thành việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đã đề ra, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, mọi chỉ tiêu kinh tế xã hội đều đạt và vượt kế hoạch. Công tác xây dựng cơ bản phát triển, công tác y tế, giáo dục và các chính sách an sinh xã hội được quan tâm, công tác quốc phòng, an ninh trật tự và an toàn xã hội được đảm bảo và củng cố bền vững. Xã Tân Thịnh đã tập trung chỉ đạo điều hành việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch nhà nước trên mọi lĩnh vực, phát huy những thành tựu đạt được. Đồng thời xây dựng những giải pháp tổ chức thực

hiện bám sát vào tình hình thực tế của địa phương. Bằng những nỗ lực trong quản lý điều hành cộng với các ưu thế về điều kiện tự nhiên đã thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất hàng năm, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nâng cao năng suất, chất lượng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân các năm 2015, 2016, 2017 tăng lên đáng kể. Nhờ có đường lối đổi mới cơ cấu kinh tế đúng hướng trên lĩnh vực kinh tế nông thôn, nên đã thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng đa dạng các loại cây trồng - vật nuôi, hình thành các mô hình sản xuất phù hợp với đặc điểm của từng vùng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế không ngừng phát triển.

Kết cấu hạ tầng nông thôn không ngừng được cải thiện và có hướng phát triển khá tốt, làm cho bộ mặt nông thôn ngày thêm khởi sắc.

+ Thu nhập bình quân đầu người 15.000.000 đồng/người/năm.

+ Tổng sản lượng lương thực có hạt 2.659,75 tấn; giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp đạt 81 triệu đồng.

+ Diện tích rừng trồng mới và thay thế 74 ha; Độ che phủ rừng đạt 56 %. Sản lượng chè búp tươi 149,5 tấn.

+ Tổng đàn gia súc, gia cầm 40.432 con. Trong đó: Đàn trâu 243 con, đàn bò 216 con, đàn lợn 3757 con, đàn gia cầm 34.461 con, đàn dê 1.755 con. Sản lượng cá 38,5 tấn.

+ Thu chi, ngân sách: Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015 đạt 8.445.176.915 đồng. Trong đó, thu trong cân đối đạt 183.442.750 đồng; Thu quản lý qua ngân sách: 1.943.497.000 đồng; Tổng chi 8.195.467.990 đồng.

+ Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và xây dựng 12.868.237.000 đồng.

+ Tỷ suất sinh thô 10,68 %

+ Giải quyết việc làm mới cho 70 lao động.

+ Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 80,25%.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã tân thịnh, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)