Về chính sách tài khóa

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải quyết lạm phát ở Việt Nam 2000 - 2005 potx (Trang 45 - 50)

• Vấn đề đặt ra là phải kiện toàn bộ máy nhà nước, cắt giảm biên chế quản lý hành chính, sẽ góp phần to lớn vào việc cắt giảm chi tiêu thường xuyên của Chính Phủ >>>>>> giảm bội chi ngân sách nhà

nước.

• Thực hiện đồng bộ những giải pháp điều tiết kinh tế vĩ mô như sau:

• Điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ để ổn định lãi suất nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

• Tiếp tục thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt bám sát cung cầu về ngoại tệ trên thị trường.

• Công cụ hạn ngạch, thuế... để điều tiết hoạt động xuất, nhập khẩu mặt hàng có thể gây biến động giá trong nước như gạo, sắt thép, phân bón, chất dẻo...đồng thời dự trữ các mặt hành này để có những can thiệp cần thiết.

• Kiểm tra, quản lý thị trường, hệ thống phân phối để tránh đầu cơ, đẩy giá lên cao. Kiểm soát giá cả các mặt hàng quan trọng.

• Tăng trưởng kinh tế lun kéo theo lạm phát vì thế NHTW cần phải cẩn trọng thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, hạ thấp lãi suất chủ đạo, mở rộng cửa cung ứng tiền cho nền kinh tế.

• Đẩy mạnh cải cách hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá, nâng cao tính độc lập trong việc hoạch định thực thi chính sách tiền tệ của NHNN. Đẩy mạnh cải cách tài chính công theo hướng phân công. Phát triển thị trường vốn, tài chính phục vụ hiệu quả đầu tư phát triển, tăng cường kiểm soát chặt chẽ đầu tư gián tiếp, khuyến khích đầu tư dài hạn…

• Theo sát diễn biến thị trường quốc tế.

• Việt Nam cần tôn trọng tính thị trường, tôn trọng quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường.

Chính phủ không nên làm thay thị trường.

• Đặc biệt là không nên sử dụng các biện pháp có tính bao cấp từ nguồn ngân sách nhà nước như: cấp bù lỗ, cấp bù lãi suất, khoanh nợ,... khi mà thị trường trong nước có tính thông thương với thị trường thế giới.

• Một nguyên nhân quan trọng là Ngân sách Nhà nước liên tục ở mức thâm hụt, kiềm chế thâm hụt tài khóa sẽ góp phần đáng kể vào việc kiềm chế lạm phát.

Giảm thiểu các tác động tiêu cực của lạm phát là một vấn đề mang tính chất vĩ mô, phát là một vấn đề mang tính chất vĩ mô, đặc biệt đối với một nền kinh tế mới bước vào ngưỡng cửa của hội nhập kinh tế như nước ta. Trong thời gian tới, nền kinh tế của nước ta cũng đang có những thách thức, khó khăn cần phải vượt qua, và vấn đề lạm phát vẫn còn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp.

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải quyết lạm phát ở Việt Nam 2000 - 2005 potx (Trang 45 - 50)