Ahững kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khIu

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại Mỹ và những gợi ý cho Việt Nam (Trang 25 - 29)

+ Tăng cường công tác nghiên cứu, đảm bảo thông tin thị trường trong việc ra quyết định của doanh nghiệp.

+ Xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường Mỹ: Một chiến lược cạnh tranh dựa trên sự khác biệt sẽ rất khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt nam. Thay vào đó, có thể tìm kiếm các đối tác nhập khNu tại Mỹ để trở thành các nhà sản xuất theo hợp đồng.

+ Lựa chọn hội chợ tham gia để xúc tiến thương mại : Gỉm chi phí; Tiết kiệm thời gian đăng ký tham gia hội chợ ...

+ Tìm hiểu đối tác kinh doanh: Tránh gặp phải những doanh nghiệp không có uy tín, thậm chí là các doang nghiệp “ma“.

+ Đăng ký thương hiệu: N ên đăng ký thương hiệu của mình ở cấp toàn liên bang.

+ Bảo vệ doanh nghiệp trước nguy cơ bị khiếu kiện: Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán; Tìm kiếm mối liên kết với các tổ chức lobby để vận động hành lang; Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện;....

+ N âng cao kỹ năng đàm phán với doanh nhân Mỹ: ChuNn bị chu đáo, đầy đủ mọi thông tin và các tài liệu kèm theo sản phNm; Giấy chứng nhận chất lượng sản phNm; Trong khi thương lượng phải đưa ra những vấn đề cụ thể, những con số rõ ràng; Sử dụng các văn phòng luật sư để tư vấn pháp lý;

+ Mua bảo hiểm rủi ro khi xuất khNu hàng sang thị trường Mỹ để hạn chế rủi ro khi bị người tiêu dùng Mỹ khiếu kiện theo Luật về "trách nhiệm sản phNm".

+ Tận dụng lực lượng Việt Kiều đang sống và làm việc tại Mỹ.

Kết luận

Các rào cản trong thương mại quốc tế được xây dựng và áp dụng xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, những cơ sở lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng, việc sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại quá mức cần thiết ở mỗi quốc gia sẽ ảnh hưởng đến lợi ích chung và ngay cả lợi ích của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, việc cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan đã được các quốc gia ngày càng quan tâm hơn trong các cuộc đàm phán thương mại đa phương và song phương và tạo nên thời đại tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, khả năng tạo lập và sử dụng các rào cản thương mại ở các nước khác nhau là khác nhau do sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, nhiều cuộc đàm phán thương mại phải kéo dài vẫn chưa đi đến những thỏa thuận cần thiết, thậm chí còn gây ra bất đồng giữa các bên tham đàm phán.

Mỹ là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới và đóng vai trò quan trong nền kinh tế thế giới nói chung và trong thương mại quốc tế nói riêng.

Mặc dù, Mỹ là nước luôn cổ vũ cho xu hướng tự do hóa thương mại và đóng vai trò nhạc trưởng trong các cuộc đàm phán thương mại đa phương với một mức thuế quan trung bình phù hợp với cam kết theo Hiệp định của WTO. Tuy nhiên, với một hệ thống các đạo luật khác nhau, những qui định phức tạp về mặt pháp lý, cũng như đòi hỏi cao về tiêu chuNn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ đang trở thành những rào cản thương mại chính đối với các doanh nghiệp xuất khNu, nhất là các doanh nghiệp xuất khNu của Việt N am.

Việc ký kết Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ với mức thuế quan theo qui chế MFN /PN TR đã mở ra cơ hội tiếp cận thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp Việt N am. Hàng Việt N am xuất sang Hoa Kỳ tăng đột biến ngay sau khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực. Tác động trực tiếp nhất của việc Hoa Kỳ cắt giảm thuế suất hàng loạt theo Hiệp định Thương mại là sự tăng trường của hàng xuất khNu Việt N am lên 128% trong năm 2002 và tăng triếp 90% trong năm 2003. Hoa Kỳ từ chỗ là một trong những thị trường nhỏ nhất đã trở thành thị trường xuất khNu lớn nhất của Việt N am, chiếm khoảng 20% tổng giá trị hàng xuất khNu của Việt N am. Các mặt hàng chế tạo khác ngoài may mặc ngày càng tăng trưởng xuất khNu mạnh hơn sau từng năm thực hiện Hiệp định Thương mại. Các mặt hàng này đã trở thành bộ phận tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm hàng chế tác xuất khNu trong giai đoạn 2004 – 2006. Thương mại song phương giữa Việt N am với Hoa Kỳ đạt mức thặng dư lớn. Tuy nhiên, sau thời kỳ tăng đột biến, chủ yếu do việc cắt giảm thuế quan mang lại, xuất khNu của Việt nam sang Mỹ đã chững lại. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do Mỹ áp dụng thuế chống phá giá đối với mặt hàng các philê và sau đó là tôm xuất khNu của Việt N am.

Trong những năm tới, quan hệ thương mại giữa Việt N am và Mỹ sẽ ngày càng được cải thiện nhờ những nỗ lực nhằm gia tăng lợi ích của mỗi bên. Mặc dù, khả năng tăng trưởng xuất khNu đột biến như ngay sau khi

thực hiện Hiệp định sẽ khó xảy ra, nhưng vẫn có thể đạt được mức tăng trưởng cao hơn so với giai đoạn 2004 - 2006. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc khá nhiều vào khả năng khai thác thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt N am. Vì vậy, một mặt N hà nước cần tiếp tục tạo điều kiện tiếp cận thị trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt nam thông qua các cuộc tham vấn hai bên, dành được sự công nhận là nền kinh tế thị trường,... Mặt khác, các doanh nghiệp xuất khNu cũng cần nỗ lực để vượt qua những rào cản về qui định pháp lý, các qui định về tiêu chuNn kỹ thuật, cũng như nhiều vấn đề liên quan khác.

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại Mỹ và những gợi ý cho Việt Nam (Trang 25 - 29)