Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về hợp ĐỒNG DỊCH vụ THỰC TIỄN THỰC HIỆN tại CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ và XUẤT NHẬP KHẨU BÌNH MINH (Trang 47 - 51)

6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp

3.2.1.Về phía nhà nước

Trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hía đất nước như hiện nay, mở cửa thị trường là nhu cầu tất yếu để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế khu vực. Trong quá trình mở cửa, bên cạnh những cơ hội thì nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều thách thức. Chính vì vậy, những chính sách của Nhà nước phải luôn kịp thời, đúng hướng và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đặt trong mối tương quan với thế giới nhằm tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của các thành phần kinh tế. Trong mọi nền kinh tế, dịch vụ luôn đóng vai trò quan trọng bởi nó là cầu nối giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra trong quá trình sản xuất. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng dịch vụ là vấn đề cấp thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp các bên trong quan hệ hợp đồng dịch vụ dễ dàng áp dụng pháp luật hợp đồng, tạo sự thuận lợi cho các cơ quan giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp hợp đồng xảy ra cũng như tạo sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về hợp đồng dịch vụ. Do đó, dưới đây là một số kiến nghị về phía Nhà nước nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ:

Thứ nhất, Nhà nước cần ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng dịch vụ có tính ổn định, thống nhất và đồng bộ.

Để việc áp dụng pháp luật có hiệu quả thì Quốc hội cần ban hành văn bản pháp luật mang tính ổn định. Thực tiễn cho thấy, hệ thống pháp luật về cung ứng dịch vụ ở Việt Nam đã liên tục thay đổi, bổ sung làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm hiểu và áp dụng văn bản mới. Muốn vậy, các văn bản khi được ban hành phải vừa sát với thực tiễn thương mại mà lại có thể phù hợp trong tương lai. Có như thế thì luật mới không bị thay đổi nhiều lần, làm mất tính ổn định cũng như hiệu quả thực thi của pháp luật.

Pháp luật về hợp đồng dịch vụ ở Việt Nam hiện nay nằm rải rác trong rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau với hiệu lực pháp lý cao thấp khác nhau song chưa tạo ra được sự thống nhất và tính hệ thống. Trong thương mại dịch vụ, có nhiều văn bản pháp luật có thể được lựa chọn để điều chỉnh quan hệ dịch vụ, đặc biệt là BLDS 2015, LTM 2005 và luật chuyên ngành. Trên thực tế, pháp luật về hợp đồng dịch vụ luôn bị chồng chéo, thậm trí mâu thuẫn nhau gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng. LTM 2005 cũng như các luật chuyên ngành có xu hướng nêu lại các quy định của BLDS 2015 về hợp đồng. Cụ thể chương III, LTM 2005 quy định về hợp đồng cung ứng dịch vụ là sự sao chép nguyên mẫu Mục 9, Chương XVI, BLDS 2015. Điều này cho thấy Việt Nam cần có bước đi để thống nhất các quy định về hợp đồng dịch vụ. Tất cả các hợp đồng chuyên biệt trong thương mại đều phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của BLDS 2015 về hợp đồng. Tuy nhiên, việc sao chép lại trong luật

42

chuyên ngành những quy định của BLDS 2015 có thể được thực hiện thông qua sự viện dẫn. Trên thực tế, nếu không quy định một cách rạch ròi giữa LTM và BLDS, ngay cả các cơ quan chức năng cũng gặp rắc rối khi phán quyết các vụ kiện liên quan đến hợp đồng. Vì vậy, trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền nên tạo điều kiện để hiệp hội các doanh nghiệp cũng như các cá nhân, tổ chức kinh doanh tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng cung ứng dịch vụ.

Thứ hai, Nhà nước cần ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ một cách minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu.

Có thể hiểu tính minh bạch của các văn bản quy phạm pháp luật là sự quy định rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên, tính minh bạch của các văn bản quy phạm pháp luật cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng là phải được công bố công khai trên công báo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng,... để mọi người dễ dàng tìm hiểu và thực hiện.

Để đảm bảo các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành về vấn đề giao kết hợp đồng dịch vụ sát với thực tiễn cuộc sống cũng như hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế thì Nhà nước cần phải lấy ý kiến đối với tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đó trước khi được ban hành. Do đó, Nhà nước cần thành lập một tổ chức chuyên biệt lấy ý kiến của dân về các văn bản quy phạm pháp luật chuẩn bị ban hành cũng như rà soát lại chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của pháp luật đối với các vấn đề của nền kinh tế, rút kinh nghiệm trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành về sau.

Thứ ba, nội luật hóa các điều ước quốc tế, tiếp thu các nguyên tắc, chế định pháp lý được thừa nhận chung của pháp luật và tập quán quốc tế trong thương mại dịch vụ bằng cách hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ thông qua việc nội luật hóa các công ước, điều ước, hiệp định quốc tế song phương và đa phương. Nếu không “ Nội luật hóa” hay “chuyển hóa” các cam kết quốc tế vào luật trong nước thì rất khó đưa các hiệp định này vào thực thi cũng như khó cho cả người vận dụng. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ thông qua việc dẫn chiếu và áp dụng các văn kiện pháp lý của các tổ chức quốc tế chuyên ngành như Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)... Các văn kiện pháp lý của tổ chức này cũng là các điều ước đa phương. Việc nội luật và chuyển hóa những văn kiện này được thể hiện rõ ràng trong các luật chuyên ngành của Việt Nam như Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không, Luật Du lịch, Luật bưu chính, Luật Viễn thông...

Việc hoàn thiện hơn nữa pháp luật về hợp đồng dịch vụ có sự chú trọng đến nội luật hóa các quy chuẩn pháp lý quốc tế về thương mại dịch vụ là yêu cầu tất yếu.

43

Trong quá trình này việc xử lý xung đột pháp luật là cần thiết để đảm bảo sự hài hòa từng bước giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo vệ được lợi ích của quốc gia, dân tộc và doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Điều quan trọng hơn là phải tìm được các thiết chế tương thích để thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng dịch vụ nới riêng. Có như vậy, mới góp phần làm cho người dân Việt Nam tự tin hơn, mạnh mẽ hơn và linh hoạt hơn trong những cuộc đua tranh ngày càng gay gắt vì sự tiến bộ và thịnh vượng của dân tộc mình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, cần nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật về giao kết hợp đồng dịch vụ.

Nhà nước cần không ngừng nâng cao trình độ lập pháp của các nhà làm luật. Các nhà làm luật không chỉ là những người có hiểu biết sâu rộng về pháp luật mà còn hiểu rõ về thực tế hoạt động kinh doanh của các chủ thể. Từ đó đảm bảo các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành đáp ứng đầy đủ được các yêu cầu đặt ra của nền kinh tế không chỉ hiện tại mà còn đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân một cách rộng rãi về chế định hợp đồng trong các văn bản luật. BLDS 2015 và LTM 2005 là những văn bản quan trọng của hệ thống pháp luật nước ta. Do vậy, chúng có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến đời sống dân cư cũng như sự phát triển kinh tế xã hội. Việc tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung những văn bản pháp luật này là rất cần thiết; có thể thực hiện thông qua nhiều phương tiện khác nhau như : báo chí, phát thanh, truyền hình, internet,… Ngoài ra, cần tiến hành giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp khi thực hiện pháp luật về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ một cách rộng rãi. Việc giải đáp pháp luật có thể được thực hiện dưới các hình thức khác nhau như bằng văn bản, thông qua mạng điện tử, điện thoại hoặc đối thoại trực tiếp.

Thứ năm, cần bổ sung thêm một số quy định về giao kết hợp đồng dịch vụ. Đối với trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng: Việc sử dụng thuật ngữ đề nghị giao kết cũng nên được thay bằng thuật ngữ chào hàng như hệ thống pháp luật các quốc gia trên thế giới, khắc phục được tình trạng khó khăn trong việc xác định, phân biệt giữa đề nghị giao kết hợp đồng với quảng cáo hay lời mời đối tác đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Việc thay đổi thuật ngữ này cũng khiến cho hệ thống pháp luật của Việt Nam về vấn đề giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. BLDS 2015 quy định: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc gửi tới công chúng”. Trên thực tế, bên đề nghị giao kết hợp đồng cung ứng

44

dịch vụ thường cùng lúc đưa ra lời đề nghị cho nhiều chủ thể xác định, dẫn tới trường hợp cùng một lúc nhiều bên được đề nghị trả lời chấp nhận, gây ra khó khăn cho cả bên đưa ra đề nghị và bên chấp nhận đề nghị. Bởi vậy, pháp luật cần quy định một cách rõ ràng hơn về trường hợp này để khi xảy ra trên thực tế, bên đề nghị giao kết hợp đồng có căn cứ pháp lý để xác định xem mình sẽ giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ với bên nào. Qua đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Ngoài ra, đề nghị giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ là việc một bên biểu lộ ý chí của mình trước người khác bằng cách bày tỏ cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao kết với người đó một hợp đồng cung ứng dịch vụ. Để người mà mình muốn giao kết hợp đồng có thể hình dung được hợp đồng đó như thế nào, người đề nghị phải đưa ra những điều khoản của hợp đồng một cách cụ thể và rõ ràng. Vì vậy, LTM cần phải quy định cụ thể một đề nghị có hiệu lực thì đề nghị đó phải đảm bảo các điều kiện nào. Việc quy định cụ thể về điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì nó mang tính thực tiễn trong các giao dịch thương mại. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật đồng thời hạn chế các tranh chấp có thể nảy sinh cũng như tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan giải quyết tranh chấp.

Hiện nay, Điều 394 BLDS 2015 quy định trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng không nêu rõ thời hạn trả lời đề nghị thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực trong một thời giam hợp lý. Thế nhưng BLDS lại không quy định rõ thế nào là “thời gian hợp lý”. Điều này khiến các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ gặp khó khăn và rất dễ gây ra tranh chấp. Để giải quyết vấn đề này, BLDS cần quy định rõ ràng thế nào là “thời gian hợp lý” để các chủ thể không còn lúng túng trong việc áp dụng các quy định của pháp luật. Như vậy, sẽ đảm bảo được quyền lợi của cả hai bên trong việc giao kết hợp đồng nói chung cũng như giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại nói riêng.

Bên cạnh đó, BLDS 2015 có quy định “chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị”. Theo đó, việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là “sự trả lời” trong khi cụm từ “sự trả lời” này không rõ nghĩa, dễ gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Chính vì vậy, khi quy định về điều này, các văn bản pháp luật cần nêu rõ “sự trả lời” là như thế nào, bằng hình thức nào để các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng có thể hình dung một cách rõ ràng, cụ thể về cách thức chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Hơn thế nữa, đểm đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng và tránh mâu thuẫn, Điều 400 BLDS 2015 cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Điều 400 BLD 2015 cần được sửa đổi hoặc cơ quan có thẩm quyền cần bản hành văn bản hướng dẫn bổ sung khoản 1 Điều 400 BLDS 2015 theo hướng như sau: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu

45

lực từ thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết; trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc luật liên quan có quy định hợp đồng phải được giao kết theo hình thức, thủ tục xác định thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm hoàn tất hình thức, thủ tục đó”.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về hợp ĐỒNG DỊCH vụ THỰC TIỄN THỰC HIỆN tại CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ và XUẤT NHẬP KHẨU BÌNH MINH (Trang 47 - 51)