THỊ MÀI MÒN CHỐT KHUỶU:

Một phần của tài liệu THIẾT kế ĐỘNG cơ đốt TRONG nhiệm vụ THUYẾT MINH đồ THỊ CÔNG, ĐỘNG học và ĐỘNG lực học ĐỘNG cơ (Trang 44 - 47)

d. Vận tốc của piston

1.13. THỊ MÀI MÒN CHỐT KHUỶU:

- Đồ thị mài mòn của chốt khuỷu (hoặc cổ trục khuỷu ...) thể hiện trạng thái chịu tải của các điểm trên bề mặt trục. Đồ thị này cũng thể hiện trạng thái hao mòn lý thuyết của trục, đồng thời chỉ rõ khu vực chịu tải ít để khoan lỗ dầu theo đúng nguyên tắc đảm bảo đưa dầu nhờn vào ổ trượt ở vị trí có khe hở giữa trục và bạc lót của ổ lớn nhất. Áp suất bé làm cho dầu nhờn lưu động dễ dàng.

- Sở dĩ gọi là mài mòn lý thuyết vì khi vẽ ta dùng các giả thuyết sau đây:

+ Phụ tải tác dụng lên chốt là phụ tải ổn định ứng với công suất Ne và tốc độ n định mức;

+ Không xét đến các điều kiện về công nghệ, sử dụng và lắp ghép. - Các bước tiến hành vẽ như sau:

+ Trên đồ thị phụ tải tác dụng lên chốt khuỷu ta vẽ vòng tâm O, bán kính bất kì. Chia vòng tròn này thành 24 phần bằng nhau, tức là chia theo 15o theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, bắt đầu tại điểm 0 là giao điểm của vòng tròn O với trục OZ (theo chiều dương), tiếp tục đánh số thứ tự 1, 2, ..., 23 lên vòng tròn.

+ Từ các điểm chia 0, 1, 2, ..., 23 của vòng tròn O, ta kẻ các tia qua tâm O và kéo dài, các tia này sẽ cắt đồ thị phụ tải tại nhiều điểm, có bao nhiêu điểm cắt đồ thị thì sẽ có bấy nhiêu lực tác dụng tại điểm chia đó. Do đó ta có :

Trong đó: + i : Tại mọi điểm chia bất kì thứ i.

+ 0, 1, ..., n: Số điểm giao nhau của tia chia với đồ thị phụ tải tại 1 điểm chia. - Lập bảng ghi kết quả Q’i

- Tính Qitheo các dòng:

- Chọn tỉ lệ xích: μ∑Qm = μp = 0,0535 [MN/(m2.mm)]

- Vẽ vòng tròn bất kỳ tượng trưng cho chốt khuỷu, chia vòng tròn thành 24 phần bằng nhau đồng thời đánh số thứ tự 0, 1, ..., 23 theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

- Vẽ các tia ứng với số lần chia.

- Lần lượt đặt các giá trị Q0, Q1, Q2, …, Q23 lên các tia tương ứng theo chiều từ ngoài vào tâm vòng tròn. Nối các đầu mút lại ta có dạng đồ thị mài mòn chốt khuỷu.

- Các hợp lực Q0, Q1, Q2, …, Q23 được tính theo bảng sau :

quả chính xác cao, cũng như cho ta hình dung được các chuyển động tương đối chính xác so với thực tế, và đặc biệt rút ngắn thời gian làm việc. Có thể tái sử dụng các phần đã làm nếu các chi tiết hay phần tinh toán có tính chất tương tự.

Phần khó nhất nhất trong phần thiết kế là trong quá trình tính toán thông số của từng đồ thị, kết quả sau kỳ học Online cùng thầy Nguyễn Quang Trung, nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy mà nhóm em đã hoàn thành tốt đồ thị động học và động lực học của XM4-021.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyên lý động cơ đốt trong - Nguyễn Tất Tiến - NXB Giáo Dục. [2]. Hướng dẫn đồ án thiết kế động cơ đốt trong – TRẦN VĂN LUẬN [3]. Sách kết cấu và tính toán động cơ đốt trong – NGUYỄN ĐỰC PHÚ – TRẦN VĂN TẾ.

 Các nền tảng Youtube, Google, …

Một phần của tài liệu THIẾT kế ĐỘNG cơ đốt TRONG nhiệm vụ THUYẾT MINH đồ THỊ CÔNG, ĐỘNG học và ĐỘNG lực học ĐỘNG cơ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w