Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả điều trị can thiệp lao phổi tái phát tại thành phố cần thơ năm 2014 2017 (Trang 64 - 65)

- Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu được giải thích về lợi ích của đề tài cũng như toàn bộ nội dung của nghiên cứu và các giai đoạn của quá trình thực hiện Họ cũng được giải thích nếu có tham gia nghiên cứu hay không đều không ảnh hưởng đến quá trình theo dõi – điều trị bệnh sau này Nếu đồng ý tham gia nghiên cứu, ngoài lợi ích được sàng lọc chẩn đoán sớm, còn còn được hỗ trợ tư vấn về bệnh tật, hỗ trợ thuốc điều trị các vấn đề sức khỏe đang gặp phải Thỏa thuận tham gia nghiên cứu do bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên ký tên đồng ý Bệnh nhân dưới 18 tuổi, thỏa thuận nghiên cứu sẽ do cha, mẹ hoặc người giám hộ ký đồng ý

- Các kết quả phân tích của nghiên cứu sẽ được công bố dạng bảng số - biểu đồ khuyết danh Bên cạnh đó, bệnh nhân còn được hỗ trợ tiền xét nghiệm đàm, tiền chụp x quang ngực thẳng, được theo dõi sức khỏe trong suốt thời gian tiến hành nghiên cứu, được tư vấn kiến thức tự theo dõi và chăm sóc sức khỏe của bản thân sau khi nghiên cứu kết thúc

- Nghiên cứu được Hội đồng Khoa học - Đạo đức của bệnh viện lao và bệnh phổi Cần Thơ và cơ quan quản lý đào tạo chấp thuận cho phép thực hiện

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu của chúng tôi thu thập được danh sách 1 609 bệnh nhân lao phổi mới, đăng ký điều trị trên địa bàn thành phố Cần Thơ, có kết quả điều trị cuối cùng là âm hóa đối với bệnh nhân lao phổi AFB+, hoặc hoàn thành đối với bệnh nhân lao phổi AFB(–) trong thời gian từ ngày 25/8/2010 đến ngày

4/8/2012 Đây là những bệnh nhân thuộc lứa bệnh đăng ký điều trị quý IV/2009 đến quý IV/2011

Mẫu nghiên cứu của chúng tôi gồm 1 609 bệnh nhân Sau khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi có những kết quả như sau:

3 1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu3 1 1 Đặc điểm dân số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả điều trị can thiệp lao phổi tái phát tại thành phố cần thơ năm 2014 2017 (Trang 64 - 65)