Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Đề tài “Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Hà Tây” docx (Trang 25 - 28)

Trong quan hệ tín dụng ngân hàng luôn ở vị thế " không cân xứng về thông tin". Vì vậy ngân hàng dễ rơi vào tình trạng rủi ro đạo đức và sự lựa chọn đối nghịch.

* Từ phía khách hàng:

Rủi ro từ phía khách hàng thường là nguyên nhân chính và cổđiển nhất dẫn đến rủi ro tín dụng.

Khi đi vay khách hàng luôn cung cấp cho ngân hàng những thông tin tốt về mình. Chính vì vậy, các ngân hàng thường khó có thể đánh giá chính xác về khách hàng của mình. Đặc biệt rủi ro khi ngân hàng đã cho vay mà

vì một nguyên nhân chủ quan nào đó mà khách hàng không trả nợ đúng hạn hoặc tồi tệ hơn là không trả được nợ.

Mọi khách hàng vay vốn đều cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ đúng thời hạn. Tuy nhiên công việc kinh doanh của họ thì không phải lúc nào cũng như ý muốn. Khi việc tính toán triển khai dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh của khách hàng không khoa học, không được thẩm định kĩ, khả năng quản lý tài chính yếu kém… thì nguy cơ họ không trả được nợ là rất rõ ràng.

Một số trường hợp cá biệt khi khách hàng không có thiện chí trả nợ (mặc dự họ có khả năng). đó là những trường hợp ngân hàng phải cần thận trọng, những khách hàng này thường cóđặc điểm chấp nhận những khoản vay có lãi suất cao và vay với khối lượng lớn.

Đối với khách hàng là cá nhân thì rủi ro thường xảy ra khi họ lâm vào tình trạng: thất nghiệp, ốm đau, bệnh tật…

* Từ phía Ngân hàng:

Rủi ro tín dụng xuất phát từ phía ngân hàng thường có một sốđặc điểm sau:

+ Chính sách cho vay không hợp lý: Chếđộ tín dụng không hợp lý nhưđiều kiện chấp nhận khách hàng vay, điều kiện về tài sản đảm bảo, về qui trình xét duyệt… Khi chính sách tín dụng không đầy đủ, đúng đắn và thống nhất sẽ tạo định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng. Việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo ra nhiều kẽ hở cho người sử dụng vốn… đều là nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro tín dụng.

+ Trình độ cán bộ tín dụng cũng thường là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng: cán bộ tín dụng không am hiểu nghiệp vụ, ngành nghề kinh doanh xin vay…hoặc đạo đức nghề nghiệp không tốt đều có thể dẫn đến rủi ro.

+ Do cạnh tranh để lôi kéo khách hàng nên hạ thấp các điều kiện vay vốn, đánh giá phân tích khách hàng đơn giản, muốn duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thông nên có thể giãn nợ, gia hạn nợ, thậm chíđảo nợ trong lúc biết rõ khách hàng có thể không trảđược nợ.

+ Qui trình tín dụng thiếu chặt chẽ và không phù hợp: Quy trình tín dụng thông thường được xây dựng trên những quy định chung của pháp luật vàđặc thù trong hoạt động của mỗi ngân hàng. Việc xây dựng quy trình không chặt chẽ có thể gây ảnh hưởng làm tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ ngân hàng lạc hậu: dẫn đến quá trình thu thập và xử lý thông tin không cập nhật, chính xác... việc thẩm định quyết định cho vay không hiệu quả, rủi ro tín dụng dễ xảy ra.

+ Không thực hiện hoặc thực hiện không tốt các đảm bảo tín dụng: nhận bản sao giấy tờ về tài sản thế chấp, để khách hàng lợi dụng vay nhiều, nâng giá trị tài sản để nâng mức cho vay...

+ Rủi ro đạo đức do cán bộ ngân hàng không chấp hành đúng quy trình cho vay hay thông đồng với khách hàng cốý làm trái rút tiền ngân hàng.

Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên rủi ro tín dụng. Khi cho vay do cán bộ ngân hàng không thực hiện đúng quy trình cho vay bỏ qua các bước cần thiết, thu thập thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác, cho vay dựa trên cảm tính, không dựa trên tài liệu chứng minh....Vì vậy việc ra quyết định cho vay không chính xác, cho vay khi các điều kiện chưa đầy đủ, khả năng rủi ro xảy ra rất cao và việc khả năng thu hồi vốn rất khó. Chẳng hạn khi cho vay yêu cầu khách hàng phải có tài sản bảo đảm đủđiều kiện pháp lý, cóđầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và phải đăng ký giao dịch bảo đảm ...Tuy nhiên cán bộ tín dụng xét duyệt cho vay khi điều kiện pháp lý trên chưa đầy đủ, khách hàng không trả nợ, ngân hàng không cóđủ cơ sở, điều kiện phát mại tài sản đã cầm cố, thế chấp để thu hồi vốn.

Hoặc là cán bộ ngân hàng thông đồng với khách hàng giả mạo giấy tờ, giả mạo hồ sơ, đưa các thông tin không trung thực vào hồ sơ,...để vay tiền ngân hàng sau đó không trảđược nợ cho ngân hàng.

Một điều các ngân hàng không đểý là việc quyết định thời hạn cho vay, thời hạn trả nợ không hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Đề tài “Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Hà Tây” docx (Trang 25 - 28)