Chi phí chênh lệch và chi phí cơ hộ

Một phần của tài liệu Yêu cầu thông tin kế toán quản trị trong quyết định ngắn hạn (2) (Trang 26 - 27)

- Nhược điểm: Do thông tin cung cấp là sự kết hợp tổng hợp của cả kế toán tài chính và KTQT nên trong trường hợp nhà quản trị muốn biết thông tin chi tiết về

Chi phí chênh lệch và chi phí cơ hộ

→ Chi phí chênh lệch: Trước khi ra quyết định các nhà quản trị thường phải so sánh nhiều phương án khác nhau và mỗi phương án lại có các loại chi phí riêng, khác nhau cả về lượng và loại chi phí. Mỗi phương án sẽ có các loại chi phí liên quan và chúng được đem so sánh với chi phí của các phương án khác. Một số chi phí có ở phương án này nhưng lại chỉ có một phần hoặc không có ở các phương án khác, các loại chi phí này được gọi là chi phí chênh lệch. Chi phí chênh lệch còn được xem là chi phí tăng thêm , mặc dù số tăng này chỉ có do chênh lệch chi phí một loại nào đó ở phương án này lớn hơn chi phí cùng loại ở phương án khác. Ngược lại nếu chênh lệch giảm thì chi phí giảm đi. Chi phí chênh lệch có thể là chi phí khả biến hoặc là bất biến.

Chi phí cơ hội:

Trong kinh doanh mọi chi phí đều được phản ánh và theo dõi trên sổ sách kế toán. Tuy nhiên có một loại chi phí hoàn toàn không được phản ánh trên sổ sách kế toán nhưng lại rất quan trọng, cần phải được xem xét cân nhắc mỗi khi doanh nghiệp cần lựa chọn phương án kinh doanh - đó là chi phí cơ hội.

Chi phí cơ hội là lợi nhuận tiềm năng bị mất đi khi lựa chọn phương án hành động này để thay thế một phương án hành động khác. Hành động khác ở đây là phương án tối ưu nhất sẵn có so với phương án được lựa chọn.

Như vậy ngoài những chi phí kinh doanh đã được tập hợp phản ánh trên sổ sách kế toán trước khi ra quyết định các nhà quản lý còn phải xem xét chi phí cơ hội phát sinh cho những yếu tố kinh doanh có thể được sử dụng theo cách khác, mà những cách này cũng mang lại lợi nhuận. Thực đó có bao nhiêu phương án khác nhau để lựa chọn thì có bấy nhiêu khả năng thu lợi nhuận ở những mức độ khác nhau. Nhưng khi đã chọn một phương án thì phải bỏ lỡ cơ hội thực hiện phương án khác, do đó doanh nghi ệp phải coi mức lợi nhuận cao nhất của phương án lựa chọn để ra quyết định.

Căn cứ vào mục tiêu kế hoạch ngắn hạn mà doanh nghiệp đặt ra là gì mà phương án thực hiện sẽ có bản chất khác nhau. Khi nắm rõ được bản chất của phương án kinh doanh thì nhà quản trị có thể kết hợp các yếu tố thông tin khác để đưa ra quyết định đúng đắn và hợp lý nhất.

- Nội dung thông tin kế toán phi tài chính

+ Rủi ro: Dù là phương án nào thì doanh nghiệp khi quyết định cũng phải biết được mức độ rủi ro khi thực hiện là bao nhiêu để lựa chọn do đó thông tin về mức độ rủi ro (tiềm tàng hay dự kiến) cũng cần thiết. Để từ đó nhà quản trị có biện pháp khắc phục hoặc hạn chếm ức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Tuy không phải là nhân tố quan trọng nhưng để quyết định phù hợp thì thông tin này cũng rất cần thiết. Do là những nhân tố bên ngoài tác động lên quá trình tổ chức thực hiện các quyết định nên khi có thêm nguồn thông tin này thì nó giúp cho các quyết định ngắn hạn trở nên linh hoạt hơn với môi trường bên ngoài. Đặc biệt là trong điều kiện thị trường dễ có nhiều biến động và thay đổi.

→ Để ra quyết định ngắn hạn thì không thể vận dụng tất cả các thông tin trên mà cần sử dụng những loại thông tin thích hợp để quyết định.

Một phần của tài liệu Yêu cầu thông tin kế toán quản trị trong quyết định ngắn hạn (2) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w