Đối tượng rừng nghiên cứu của đề tài luận án là tài nguyên thuộc Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh đã và đang bị tác động làm mất rừng, suy thái rừng và thêm rừng, nên luận án chọn hướng nghiên cứu ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám đa thời gian bằng thuật tương đối (KB) toán tính theo chỉ ARVI, kết hợp điều tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên tại hiện trường, phân tích các nguyên nhân làm cơ sở đề ra các giải pháp ứng dụng công nghệ địa không gian vào quản lý bền vững tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu.
Từ đất lâm nghiệp, tài nguyên rừng đã và đang bị biến động mạnh, diện tích MR và STR rừng chiếm tỷ lệ lớn cần chuyển thành rừng theo hướng ổn
định về diện tích, bền vững đa dạng di truyền, sinh khối và trữ lượng loài cây gỗ, nên cơ sở khoa học cho bền vững rừng trong luận án là những đặc điểm đất lâm nghiệp, đặc trưng của khu rừng hiện có và biến động của những đặc điểm, đặc trưng này theo không gian và theo thời gian dưới tác động của các tác nhân biến động và STR chính.
Sản phẩm chính của nghiên cứu này là: nhằm xác định ranh giới, phân, cắm mốc các phân khu chức năng và vùng đệm của vườn quốc gia; phân định rõ ràng diện tích đất quy hoạch cho các mục đích khác với diện tích quy hoạch cho VQGNKĐ nhằm phát triển hài hoà công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn các loài sinh vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Đề xuất quy trình hướng dẫn theo dõi, kiểm tra, giám sát tài nguyên rừng và đa dạng sinh học trong VQGNKĐ nhằm bảo tồn và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử VQGNKĐ trái phép. Tuy nhiên, với nội dung của đề tài luận án, hướng tiếp cận chính của đề tài là: Ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại VQGNKĐ để cung cấp những thông tin định kỳ, thường xuyên về: (i). Mất rừng và suy thoái tài nguyên rừng; (ii). Khu vực thêm rừng mới
Đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc nhằm khắc phục các tồn tại của các nghiên cứu trước đây, góp phần cung cấp quy trình công nghệ đảm bảo quản lý và giám sát tài nguyên rừng đạt hiệu quả cao.
Chương 2
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU