Những nguyên tắc và biện pháp khắc phục xung đột:

Một phần của tài liệu Đề cương môn tâm lý pot (Trang 29 - 31)

Nguyên tắc giải quyết xung đột

+ Tính khách quan.

Nguyên tắc này đòi hỏi mọi người trong cuộc cũng như người đứng ra giải quyết phải bình tĩnh trước vấn đề xẩy ra.người đóng vai trò trung gian hoà giải phải nghe cả hai phía lhông đứng về phía nào, thận trọng trong việc tìm ra nguyên nhân làm nẩy sinh xung đột qua việc phân tích lý lẽ của cả hai bên đưa ra.đứng trên lập trường quan điểm của người kia để giải quyết.

+ Tính phân minh và thái độ thiện chí.

Xung đột chỉ có thể được giải quyết mốt cách triệt để nếu như người tham gia giải quyết phải có thái độ phân minh ,làm sáng rõ sự việc để giúp cho hai bên thấy rõ,.

+ Giữ khoảng cách và thái độ tự chủ.

Khi con người đã rơi vào xung đột, bất kỳ ai cũng bị tình cảm lấn át ở vào tình trạng xúc động mạnh, tình cảm thường nghiêng về một phía, Do đó cần phải giữ được sự tự chủ, giữ khoảng cách nhất định đối với đối phương, giúp cho việc giảm bới căng thẳng giữa hai bên

+ Đảm bảo tính linh hoạt mềm dẻo.

Việc giải quyết xung đột phải tuỳ từng trường hợp cụ thể, tuỳ từng nguyên nhân làm nẩy sinh ra xung đột, đặc điểm trạng thái tâm lý của hai bên để đưa ra các biện pháp thích hợp

Để giải quyết xung đột người lãnh đạo cần chú ý:

+ Đánh giá đúng nguồn gốc, nguyên nhân, tính chât xung đột + Tổ chức lao động hợp lý.

+ Thường xuyên tiến hành công tác giáo dục cho các thành viên trong tập thể

+ Thận trọng khách quan khi đánh giá con người, khen chê đúng mức. + Phân công trong lãnh đạo hợp lý phù hợp với năng lực

Biện pháp giải quyết xung đột:

+ Biện pháp thuyết phục;

Dùng người thứ ba làm trung gian hoà giải sự xung đột. Biện pháp này được sử dụng khi xung đột phức tạp, người tham gia hoà giải phải là người có uy tín trong tổ chức . Người thứ ba cũng có thể là người ở đơn vị khác ( nếu xung đột quá căng thẳng )

+ Biện pháp hành chính

- Chia tách những người tham gia xung đột.

Ví dụ : chuyển một bên xung đột sang đơn vị cơ sở khác hoặc đưa một bên xung đột ra khỏi tập thể

- Chặn đứng cuộc xung đột từ mệnh lện, bằng lời nói, áp lực của quần chúng , lực lượng của chính quyền và cơ quan an ninh.

Câu 13: Dư luận xã hội là gì? Vai trò của nó trong tổ chức? Người lãnh đạo quản lý như thế nào để quản lý được dư luận?

1 Khái niệm

Dư luận tập thể là một hiện tượng tâm lý xã hội phản ánh sự thống nhất ý kiến của nhiều người sau khi đã bàn bạc, trao đổi, là hình thức biểu hiện trạng thái tâm lý chung trước những sự kiện, hiện tượng, hành vi xảy ra trong tập thể, biểu hiện trí tuệ tập thể và tâm tư nguyện vọng của họ.

Dư luận xã hội là một trạng thái tinh thần thống nhất của một nhóm hoặc một công đồng xã hội bao gồm cả nhận thức, tình cảm và ý chí .

Về bản chất dư luận xã hội không dừng lại ở ngôn từ, lời nói của công chúng mà luôn gắn liền với ý kiến của một số đông và xu thế sẵn sàng hành động. Nó tạo ra sức mạnh và áp lực nhất định có khả năng làm thay đổi những vấn đề của xã hội.

Về tính chất dư luận xã hội phản ánh tính công khai, lan truyền, tính thời sự và tính quần chúng

Về nội dung dư luận, không phải những vấn đề xẩy ra trong cuộc sống cũng đều là đối tượng của dư luận mà chỉ những những sự kiện mang tính chất thời sự, phổ biến tác động đến đời sống, đến nhu cầu và lợi ích trực tiếp hoặc lâu dài của công chúng thì mới là đối tượng gây ra dư luận xã hội

Dư luận xã hội khác tin đồn. Tin đồn chỉ là những phát ngôn, loan tin bình thường, không phải sự phán xét của công chúng. Tin đồn thường chứa đựng nhiều yếu tố cảm xúc, thậm chí mang nặng tính chất chủ quan thể hiện động cơ cá nhân của người đưa tin . Nên những tin đồn thường thiếu căn cứ xác đáng .

Một phần của tài liệu Đề cương môn tâm lý pot (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w