3.3.2.1. Nhóm giải pháp về công tác tuyên truyền
Tuyên truyền đầy đủ thông tin đến Đảng viên trong chi bộ, giáo viên và nhân viên về định hướng phát triển giáo dục Quốc gia, các thông tư chỉ thị của ngành, kế hoạch giáo dục và hoạt động của nhà trường.
Tuyên truyền đầy đủ các thông tin hoạt động của nhà trường, thông tin về rèn luyện và học tập của học sinh đến phụ huynh nhà trường từ đó tạo sự đồng bộ trong giáo dục học sinh.
Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh lồng ghép các nội dung xây dựng trường học hạnh phúc. Phối hợp với Công an xã trong công tác giữ gìn trật tự xung quanh trường. Nâng cao vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh để làm cầu nối trong công tác giáo dục.
Tổ chức 100% giáo viên và học sinh ký cam kết và thực hiện tốt an toàn giao thông, nội quy nhà trường; không vi phạm pháp luật; không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội; ngăn chặn kịp thời các tệ nạn, bạo lực xâm nhập học đường.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tập trung phát triển đội ngũ về năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt của nhà trường để chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Thực hiện tốt việc xét đề nghị thi thăng hạng và xếp lương theo hạng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đúng quy định.
Tổ chức những hội thảo chuyên đề chuyên sâu về chuyên môn, về đổi mới phương pháp dạy học, về dạy học STEM, kiểm tra đánh giá, công tác chủ nhiệm lớp, công tác đúc rút sáng kiến kinh nghiệm.
Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên nắm vững các nội dung của Chương trình Giáo dục 2018.
Rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ để định hướng bồi dưỡng hợp lý hoặc điều chỉnh khi cần thiết. Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn, học lý luận chính trị, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Tổ chức tập huấn sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên, nhất là khai thác và sử dụng các phần mềm trực tuyến.
3.3.2.3. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, xã hội hóa giáodục
Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ dạy và học; thư viện cần bổ sung phong phú tài liệu; các phòng bộ môn, thực hành, thí nghiệm sắp xếp khoa học, hiệu năng sử dụng tối đa. Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước, kết hợp với các nguồn huy động từ công tác xã hội hóa để tăng cường cơ sở vật chất. Đặc biệt phải hết sức quan tâm sử dụng thường xuyên, có hiệu quả hệ thống công trình vệ sinh, nước sạch, xây dựng cảnh quan môi trường, xanh, sạch, đẹp; tiếp tục kêu gọi sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh trồng cây xanh trồng trong khu vực trường, sân vận động.
Thường xuyên theo dõi và có kế hoạch năm, tháng, tuần hoàn chỉnh về hoạt động kiểm tra, quản lý phòng học, phòng chức năng, bàn ghế học sinh, điện quạt,...đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Thực hiện bàn giao cơ sở vật chất đối
với các lớp và giáo viên chủ nhiệm ngay từ đầu năm học. Tổ chức và quản lý tốt cơ sở vật chất, phát huy hiệu quả các phòng chức năng.
Tăng cường hoạt động của phòng thí nghiệm, thực hành, tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng thiết bị dạy học để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời đảm bảo thiết bị tối thiểu đáp ứng nhu cầu dạy học. Quản lý tốt việc sử dụng, khai thác thiết bị dạy học.
Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có của nhà trường; trên cơ sở đó, đề xuất với các cấp xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo để đảm bảo đủ điều kiện và an toàn cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường.Nhà trường yêu cầu 100% học sinh có thẻ học sinh, dùng làm thẻ thư viện và thực hiện mượn trả sách đúng quy định.
3.3.2.4. Nhóm giải pháp về công tác phối kết hợp trong và ngoài nhà trường
Thông tin cách hoạt động và các hạng mục cần thiết cho hoạt động giáo dục của nhà trường, mời thiết kế và tính toán chính xác số lượng cơ sở vật chất Nhà trường cần xã hội hóa. Thông báo chính xác cụ thể đến các nhà tài trợ lượng cơ sở vật chất cần huy động theo giai đoạn nhất định và nhận tài trợ, xã hội hóa giáo dục tự nguyện.
Thành lập ban tiếp nhận tài trợ đúng theo quy định của nhà nước và đúng pháp luật, lập sổ theo dõi tiếp nhận và chi tiền tài trợ độc lập với chi phí giáo dục của nhà trường.
Tổng kế đánh giá công trình và cơ sở vật chất xã hội hóa được và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị này giúp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
3.3.2.5. Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục
Phân công giáo viên đảm bảo hợp lý, khoa học nhằm phát huy hết năng lực, sở trường của từng người.Chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn tập trung xây dựng kế hoạch, phân phối chương trình dạy học các bộ môn theo tinh thần “thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục”. Các tổ, nhóm chuyên môn được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn.
Kế hoạch dạy học của giáo viên phải tuân thủ các nội dung đã thống nhất trong tổ, nhóm chuyên môn, đồng thời có những điều chỉnh cho phù hợp tình hình lớp học và địa phương.Kế hoạch dạy học của tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh
đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra, giám sát, nhận xét, góp ý trong quá trình thực hiện.
Tiếp tục cải tiến nội dung sinh hoạt tổ, nhóm, tập trung vào chuyên môn, cần trao đổi thống nhất phương pháp giảng dạy, các tiết ôn tập, kiểm tra, đề cương ôn tập, xây dựng chuyên đề, chủ đề dạy học, .... Thực hiện sinh hoạt tổ 2 lần/tháng, nhóm 2 lần/tháng một cách có hiệu quả, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; phân công lãnh đạo tham gia sinh hoạt với các tổ; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn qua mạng cho mỗi chủ đề theo hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Gáo dục và đào tạo.
Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ; tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm tra hoạt động sư phạm, kiểm tra chuyên đề, đánh giá phân loại giáo viên. Tổ trưởng ký duyệt giáo án theo quy định chung (01 lần/tháng). Việc kiểm tra, duyệt giáo án phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn quy định và khách quan. Soạn giáo án đúng phương pháp bộ môn và kế hoạch thống nhất của tổ, nhóm; vận dụng phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh,nâng cao năng lực, phẩm chất người học.
3.3.2.6. Đổi mới phương pháp dạy học
Thực hiện có hiệu quả các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực; Đổi mới nội dung, phương thức kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; Nâng cao chất lượng dạy học thực hành, thí nghiệm, dạy học ngoại ngữ, dạy học qua di sản,...; Tăng cường kỹ năng thí nghiệm, thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn;
Đa dạng hóa các hình thức học tập, nghiên cứu khoa học cho học sinh. Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Tiếp tục quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán (Science - Technology - Engineering -Mathematic: STEM) trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở những môn học liên quan.
3.3.2.7. Nhóm giải pháp về thi đua khen thưởng
Để phong trào thi đua thực sự là một trong những động lực bên trong thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học cần phải tiếp tục đổi mới công tác thi đua và
khen thưởng. Quá trình tổ chức phát động phong trào thi đua phải xác định mục tiêu cần đạt được và nội dung thi đua, khối lượng công việc, trách nhiệm của tập thể và cá nhân tham gia đợt thi đua. Lượng hóa mục tiêu, phạm vi, đối tượng và nội dung thi đua thành các chỉ tiêu cụ thể về số lượng, chất lượng chuyên môn, về số lượng cá nhân và tập thể tham gia. Phát động thi đua, tổ chức cho các cá nhân, tập thể đăng ký phấn đấu danh hiệu thi đua, chỉ tiêu thi đua đã đề ra nhằm công khai nội dung, đối tượng, quyền lợi để mỗi cá nhân và tập thể tự giác, chủ động phấn đấu, có hướng động viên giúp đỡ kịp thời.
Tùy theo thời gian của đợt thi đua và phong trào thi đua mà tiến hành sơ kết, tổng kết và khen thưởng thi đua. Xác định thời gian cụ thể cho tiến trình phong trào thi đua cần đạt tới, biện pháp tổ chức phong trào thi đua, biện pháp cơ bản để chỉ đạo đẩy mạnh phong trào thi đua đúng hướng và đúng tiến độ. Cuối năm học hoặc cuối đợt thi đua tiến hành tổng kết và khen thưởng thi đua theo nội dung đề ra.