Đặc điểm bệnh lao tái phát, bệnh kèm theo
-Mật độ vi khuẩn trong đàm
Nhóm bệnh nhân có mật độ vi khuẩn 1+ có tỷ lệ điều trị
thành công là 75,8%, trong khi nhóm bệnh nhân có kết quảsoi đàm ≥
2+ điều trị thành công 93,9%, tuy nhiên điều này không có ý nghĩa
thống kê, với p=0,082. Điều này có thể do hiệu quả của thuốc kháng
lao ởhai nhóm đều như nhau.
-Đồng nhiễm HIV
Đồng nhiễm HIV/AIDS không liên quan kết quả điều trị lao phổi tái phát, với p=0,490. Có lẽ kết quảđiều trị bịảnh hưởng bởi số
lượng CD4, có hay không điều trị ARV kèm theo.
-Đồng mắc đái tháo đường
Chưa ghi nhận được có mối liên quan giữa đái tháo đường và
kết quảđiều trị lao phổi tái phát, với p=0,940. Hạn chế của đề tài liên
quan đến số lượng bệnh nhân lao phổi tái phát có kèm đái tháo
đường, trong nghiên cứu của chúng tôi, số lượng tổng cộng có 11
bệnh nhân, nên khó mà phân tích sâu hơn, phân tầng thêm đái tháo
đường mới hay đã lâu, có kiểm soát đường huyết hay không...
Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi không đặt ra giả thiết tình trạng tái phát hoặc kết quảđiều trịthành công có liên quan đến bất kỳ một biến số độc lập nào cho nên không phân tích đa biến trong nghiên cứu để xác định nhiễu, hoặc các yếu tố tương tác
(interraction), và do cách thu thập mẫu chủ động diễn ra theo từng
đợt nên cũng không thể áp dụng dạng phân tích sống sót được. Đây
cũng là hạn chế trong thiết kế nghiên cứu này. Nhưng có lẽ, từ kết quả nghiên cứu trên, có thể làm cơ sở khởi đầu cho các nghiên cứu
KẾT LUẬN