vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Thứ nhất, bất cập liên quan đến việc hạn chế khả năng thoả thuận của bên chuyển nhượng phần vốn góp với người không phải thành viên công ty. Mặc dù quy định tại khoản 1 Điều 52 LDN 2020 là một quy định khá rõ ràng, phù hợp, quy định này đã đảm bảo tính đối nhân của loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên, bảo vệ quyền lợi của các thành viên còn lại trong công ty khi quy định việc ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ với cùng điều kiện chuyển nhượng. Bên cạnh đó quy định này cũng tạo điều kiện cho thành viên muốn chuyển nhượng khi quy định cho họ được quyền chuyển nhượng cho người khác không phải thành viên công ty với cùng điều kiện đã chào bán với các thành viên công ty nếu các thành viên này không mua hoặc mua không hết. Tuy nhiên quy định này lại có một hạn chế đó là làm mất đi khả năng thành viên có phần vốn góp cần chuyển nhượng có thể thoả thuận điều kiện chào bán khắt khe hơn với
32
điều kiện đã chào bán cho các thành viên công ty. Thứ nhất, để đảm bảo tính “đóng” của công ty TNHH hai thành viên trở lên và bảo vệ quyền lợi cho các thành viên còn lại trong công ty thì chỉ cần quy định về việc ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên còn lại và những ưu đãi, thuận lợi trong việc chuyển nhượng cho các thành viên này hơn những chủ thể không phải thành viên công ty. Thứ hai, chuyển nhượng phần vốn góp bản chất là một loại hợp đồng do đó cần tôn trọng quyền được tự do thoả thuận của các chủ thể trong hợp đồng. Do đó, việc loại trừ khả năng thoả thuận một điều kiện khắt khe hơn cho người không phải thành viên công ty đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tự do của các chủ thể trong hợp đồng. Bên cạnh đó, LDN chưa quy định rõ ràng về việc xác định như thế nào là cùng điều kiện chào bán. Điều kiện ở đây có thể hiểu là các điều khoản của hợp đồng chuyển nhượng như: về giá, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán,...59 Việc không có những quy định nhằm xác định cụ thể điều kiện chào bán gây khó khăn cho các bên khi thực hiện chuyển nhượng cũng như Toà án khi giải quyết tranh chấp trên thực tế. Việc quy định rõ về các điều kiện chào bán cũng tạo cơ sở để xác định các điều kiện khắt khe hơn khi thành viên công ty chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty. Nhằm tạo thuận lợi cho thành viên muốn chuyển nhượng đồng thời đảm bảo quyền lợi của các thành viên còn lại trong công ty thì cần có những quy định rõ ràng hơn về điều kiện chào bán. Quy định về điều kiện chào bán chỉ nên dừng lại ở việc xác định những điều kiện cơ bản về chào bán phần vốn góp. Những điều kiện cơ bản này là những điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mà các thành viên còn lại đưa ra quyết định mua hay không mua phần vốn góp. Các điều kiện chào bán khác không ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định của các thành viên còn lại thì các bên trong hợp đồng có quyền tự do thoả thuận.
Thứ hai, bất cập liên quan đến thời điểm thành viên được quyền chào bán phần vốn góp cho người không phải là thành viên công ty60 Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 LDN 2020 thì thời hạn bảo lưu quyền ưu tiên mua của các thành viên còn lại là 30 ngày kể từ ngày chào bán phần vốn góp. Vấn đề đặt ra ở đây là: trong trường hợp các thành viên còn lại đã thông báo không mua hoặc mua một phần nhưng sau đó họ lại thay đổi muốn mua toàn bộ hoặc mua với tỷ lệ khác thông báo ban đầu thì sẽ giải quyết như thế nào. Và trong thời hạn này, thành viên có quyền tự do chuyển nhượng cho người khác trong trường hợp đã nhận được thông báo không mua hoặc chỉ mua một phần của các thành viên còn lại hay không. Trong trường hợp vẫn đang trong thời hạn được hưởng quyền ưu tiên mua mà các thành viên còn lại đã thể hiện
59 Nguyễn Văn Hùng, tlđd (19), tr. 56
33
quan điểm chỉ mua một phần hoặc không mua phần vốn góp nhưng sau đó lại thay đổi quyết định. Trong tình huống này, LDN nên quy định theo hướng không nên công nhận quyết định thay đổi của thành viên. LDN 2020 đã trao cho các chủ thể này được quyền thể hiện ý chí của mình trong thời hạn 30 ngày và đây là khoảng thời gian đủ để các thành viên còn lại có đủ thời gian suy nghĩ, cân nhắc và không phải vội trong việc đưa ra quyết định. Khi các thành viên còn lại trong công ty đã đưa ra quyết định thì họ phải chịu trách nhiệm cho quyết định của mình. Đồng thời, việc không công nhận sự thay đổi này cũng hạn chế những tình huống bất lợi cho thành viên chuyển nhượng trong trường hợp họ đã nhận được thông báo của các thành viên còn lại và sau đó đã thoả thuận với chủ thể khác về việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình. Đối với trường hợp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán nếu các thành viên còn lại đã thể hiện ý chí của mình về việc chỉ mua một phần hoặc không mua phần vốn góp thì chủ sở hữu phần vốn góp có thể chuyển nhượng phần vốn góp thuộc sở hữu của mình cho người khác không phải thành viên công ty. Xét thấy trong tình huống này nếu buộc thành viên phải chờ hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán phần vốn góp trong khi các thành viên khác đã thể hiện rõ ý chí của mình về việc mua một phần hoặc không mua phần vốn góp là không hợp lý. Trên thực tế đã có Toà án công nhận việc thành viên công ty thể hiện việc từ bỏ quyền ưu tiên mua của mình và cho phép thành viên chuyển nhượng được quyền tự do chuyển nhượng sau thời điểm đó. Toà án đã nhận định như sau:
Ngày 07 tháng 9 năm 2015, người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH một thành viên Thuỷ sản Hạ Long là ông Nguyễn Huy Viễn có công văn số 131/TSHL-TB trả lời Công ty J.B như sau: “Công ty TNHH một thành viên Thuỷ sản không đủ khả năng để nhận chuyển nhượng vốn góp… đề nghị quý Công ty chuyển nhượng phần vốn góp cho đối tác bên ngoài…”. Như vậy, Công ty J.B có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình có trong liên doanh cho Công ty Cổ phần Sơn H theo Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp ngày 18 tháng 4 năm 2016 là đúng quy định tại Điều 52, Điều 53, Điều 114 của Luật Doanh nghiệp và Điều 23 của Phụ lục hợp đồng liên doanh này ngày 20 tháng 4 năm 1992.61
Một vấn đề nữa cần lưu ý là hình thức của thông báo không mua hoặc mua không hết phần vốn góp của thành viên. Thông báo về việc không mua hoặc chỉ mua một phần phần vốn góp về bản chất là sự trả lời về việc không chấp nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng được bên có phần vốn góp cần chuyển nhượng đưa ra. BLDS 2015
61 Bản án số 22/2018/KDTM-PT ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Toà án nhân dân Thành phố Hải Phòng về việc Tranh chấp chuyển nhượng vốn góp giữa Thành viên công ty với nhau
34
không nêu rõ hình thức về việc trả lời không chấp nhận giao kết hợp đồng. Thiết nghĩ bất kỳ hình thức nào cho phép khẳng định về việc trả lời không được chấp nhận giao kết hợp đồng đều được chấp nhận. Việc trả lời này có thể bằng văn bản, viết thư tay, thư điện tử, điện thoại, trả lời miệng,…62
Thứ ba, bất cập liên quan đến việc LDN 2020 đã loại trừ khả năng thoả thuận về tỷ lệ chào bán giữa các thành viên công ty. Điểm a khoản 1 Điều 52 LDN 2020 quy định về việc thành viên chuyển nhượng phải chào bán phần vốn góp cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện. Việc quy định về chào bán theo tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên công ty là nhằm bảo vệ quyền lợi của các thành viên, các thành viên sẽ có quyền lợi tương ứng với phần vốn góp của mình. Tuy nhiên điểm bất cập ở đây là LDN 2020 đã loại trừ khả năng thành viên muốn chuyển nhượng có thể thoả thuận với các thành viên còn lại về tỷ lệ chuyển nhượng cho các thành viên. Trong trường hợp tất cả thành viên công ty thoả thuận được về tỷ lệ chuyển nhượng thì LDN nên tôn trọng quyết định của thành viên công ty. Trên thực tế thì đã có Toà án cũng công nhận sự thoả thuận của các thành viên về tỷ lệ chào bán phần vốn góp, cụ thể:
Công ty đăng ký thay đổi lần thứ 04 vào ngày 05/5/2015, đổi tên doanh nghiệp là Công ty G, gồm 04 thành viên góp vốn là bà Nguyễn Thị Kim D (trị giá phần vốn góp là 300.000.000 đồng, tỷ lệ 30%, ông Võ Thanh T2 (trị giá phần vốn góp là 400.000.000 đồng, tỷ lệ 20%), ông Võ Thanh T1 (trị giá phần vốn góp là 200.000.000 đồng, tỷ lệ 20%), bà Huỳnh Thanh T3 (trị giá phần vốn góp là 100.000.000 đồng, tỷ lệ 10%). Ngày 21/4/2017, các thành viên của Công ty G đã ký các hợp đồng chuyển nhượng vốn, cụ thể: Ông T2 chuyển nhượng cho bà D 10% vốn góp tương đương 100.000.000 đồng, chuyển nhượng cho bà T3 30% vốn góp tương đương 300.000.000 đồng; ông T1 chuyển nhượng cho bà D 20% vốn góp tương đương 200.000.000 đồng… Xét thấy, 03 Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp do các đương sự xác lập ngày 21/4/2017 và lời trình bày của các đương sự nêu trên thể hiện ông T2, ông T1 (có ông T2 đại diện) đã thoả thuận chuyển nhượng 60% vốn góp của ông T1 và ông T2 trong Công ty G cho thành viên còn lại là bà D và bà T3, Công ty đã hoàn tất thủ tục đăng ký thay đổi thành viên góp vốn theo quy định tại Điều 29, Điều 31, Điều 53 của Luật doanh nghiệp.63
62 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr. 217
63 Bản án số 1002/2019/KDTM-ST ngày 19/08/2019 của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc Tranh chấp giữa các thành viên với nhau liên quan đến hoạt động của công ty về hợp đồng chuyển nhượng vốn góp
35
Trong vụ việc nêu trên, có thể thấy ông T1 và ông T2 đã không thực hiện việc chào bán phần vốn góp theo tỷ lệ vốn góp của từng thành viên và cả ông T1, ông T2 và bà D, bà T3 đã có thoả thuận về tỷ lệ chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty G. Toà án đã công nhận việc chuyển nhượng của các bên, tuy nhiên thật tiếc khi Toà án đã không giải thích cụ thể tại sao hành vi chào bán với tỷ lệ không tương ứng với phần vốn góp trong công ty và thoả thuận về tỷ lệ chuyển nhượng lại được chấp thuận. Theo quan điểm của tác giả, mặc dù việc không chào bán theo tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên là chưa phù hợp với quy định của điểm a khoản 1 Điều 53 LDN 2014 ( điểm a khoản 1 Điều 52 LDN 2020) và thoả thuận về tỷ lệ chuyển nhượng cũng không được LDN quy định, tuy nhiên việc Toà án chấp nhận như trên là chấp nhận được. Bởi lẽ, quy định về chuyển nhượng phần vốn góp theo tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên là nhằm bảo vệ quyền lợi của các thành viên, tránh trường hợp thành viên chỉ chuyển nhượng cho một hoặc một số thành viên mà các thành viên còn lại lại không được quyền mua phần vốn góp này. Trong trường hợp tất cả các thành viên có thể thoả thuận được về tỷ lệ chuyển nhượng phần vốn góp thì cần tôn trọng thoả thuận đó, thoả thuận này đã nhằm khẳng định các thành viên trong công ty đã thống nhất và chấp nhận về quyền lợi, các quy định về tỷ lệ chuyển nhượng cũng không cần thiết áp dụng. Hơn thế nữa, nếu không cho phép các thành viên công ty được thoả thuận về tỷ lệ chuyển nhượng như trên thì các bên phải thực hiện việc chuyển nhượng theo tỷ lệ phần vốn góp và sau đó thực hiện việc chào bán ra ngoài. Việc thực hiện quá nhiều thủ tục để có thể chuyển nhượng cho các thành viên trong công ty như vậy là không hợp lý.
Trong một bản án khác, Toà án cũng đã chấp nhận việc thoả thuận về việc chuyển nhượng giữa các thành viên công ty trong cuộc họp Hội đồng thành viên, cụ thể:
Công ty TNHH TF (sau đây viết tắt là Công ty TF) được thành lập năm 2013; vốn điều lệ là 1.000.000.000 đồng có 02 thành viên góp vốn là ông T góp 490.000.000 đồng chiếm 49% vốn điều lệ; bà Trần Thị Tú Q góp 510.000.000 đồng chiếm 51% vốn điều lệ; bà Q là Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Lần đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 30/7/2014 thì Công ty tăng vốn điều lệ lên 2.000.000.000 đồng với 3 thành viên góp vốn là bà Q góp 820.000.000 đồng chiếm 41% vốn điều lệ; ông T góp 980.000.000 đồng chiếm 49% vốn điều lệ, ông Lê Thế D góp 200.000.000 đồng chiếm 10% vốn điều lệ. Ngày 03/06/2015 đủ 3 thành viên góp vốn họp và lập Biên bản họp Hội đồng thành viên với nội dung ông T và bà Q thống nhất, ông T sẽ chuyển nhượng 49% tỷ lệ góp vốn của ông T cho bà Q tại thời điểm ngày
36
01/6/2015 có giá trị 864.678.000 đồng cho bà Q; bà Q sẽ thanh toán cho ông T chậm nhất đến ngày 17/7/2015, nếu chậm phải trả thêm lãi với lãi suất 2%/tháng. Ngày 14/07/2015, ông T và bà Q lập Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp ghi nhận lại toàn bộ nội dung đã thỏa thuận tại Biên bản họp Hội đồng thành viên ngày 03/06/2015, nhưng giá chuyển nhượng danh nghĩa ghi trong hợp đồng là 980.000.000 đồng. Cùng ngày 14/7/2015, ông T, bà Q ký Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp (bút lục 102, 103) ghi ông T chuyển nhượng toàn bộ 49% vốn góp của ông T… Toà án nhận định: “Đối với Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp ông T, bà Q ký ngày 14/7/2015 thì cấp phúc thẩm xét thấy đây là thoả thuận chuyển nhượng vốn góp tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội; phù hợp với quy định tại Điều 11 Điều lệ Công ty TF và Điều 44 Luật doanh nghiệp 2005 nên phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên theo thoả thuận tại hợp đồng.”64
Tuy nhiên sẽ hợp lý hơn nếu Toà án nêu rõ hơn về việc trong Biên bản họp Hội đồng thành viên ngày 03/6/2015 ông T có thực hiện việc chào bán phần vốn góp của mình cho ông D và ông D đã từ chối chuyển nhượng hay không.
Từ những lý do trên, tác giả đưa ra những đề xuất như sau:
Thứ nhất, Điều 52 LDN 2020 quy định về “Chuyển nhượng phần vốn góp” nên quy định theo hướng cho phép thành viên công ty được thoả thuận về các điều kiện khắt khe hơn với những người không phải thành viên công ty sau khi đã thực hiện việc ưu tiên chào bán cho các thành viên còn lại trong công ty. Đối với điều kiện chào bán, LDN nên quy định một các rõ ràng về những điều kiện cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đưa ra quyết định mua hay không mua phần vốn góp của thành viên, các điều kiện không cơ bản thì các bên trong hợp đồng chuyển nhượng có thể