Các loại thư Tín dụng:

Một phần của tài liệu Đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội” ppsx (Trang 26 - 30)

Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): là loại L/C mặc dùđãđược NH phát hành ra, trong khi người XK chuẩn bị giao hàng, nó vẫn có thể sửa đổi một sốđiều khoản hoặc huỷ bỏ toàn bộ mà không cần báo trước cho người thụ hưởng biết. Việc sửa đổi, huỷ bỏ L/C chỉđược thực hiện trước khi hàng hoáđược giao hoặc vận đơn chưa được chuyển nhượng. Loại L/C này không đảm bảo quyền lợi cho người XK vì vậy hiện nay hầu như nó không được sử dụng trong TMQT mà chỉ tồn tại trên lí thuyết.

Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại L/C sau khi đã phát hành, NH phải cam kết thực hiện theo đúng những điều khoản của nó. Tuy nhiên L/C này vẫn có thểđược bổ sung, sửa đổi khi có sự thoả thuận nhất trí của các bên liên quan. Theo quy định của UCP 500, nếu không có ghi chúđặc biệt về loại L/C được mở thì NH được quyền hiểu đó là L/C không huỷ ngang.

trong TMQT khi người XK không tin tưởng vào khả năng tài chính của NHPH L/C, họ thường yêu cầu sử dụng L/C không huỷ ngang có xác nhận. Đây là loại L/C không huỷ ngang được một NH có uy tín đảm bảo (xác nhận) trả tiền cho người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH L/C. Trách nhiệm của NH xác nhận rất lớn, phải đảm bảo thanh toán số tiền của L/C. Vì vậy NH xác nhận có quyền yêu cầu NHPH phải kí quỹ theo tỉ lệ giá trị của L/C. Ngoài ra NH xác nhận còn thu được một khoản phí xác nhận L/C. Vì có hai NH cam kết trả tiền nên quyền lợi của người XK được đảm bảo.

Thư tín dụng không thể huỷ ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): là loại L/C không thể huỷ ngang mà sau khi người thụ hưởng đãđược trả tiền thì NHPH không có quyền đòi lại tiền trong bất kì tình huống nào. Khi sử dụng loại L/C này, người XK phải ghi rõ trên hối phiếu: “miễn truy đòi người kí phát” (without recourse to drawer). Đồng thời trong L/C cũng phải ghi rõ như vậy.

Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): là L/C không thể huỷ bỏ trong đó quy định quyền của NH trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người thụ hưởng đầu tiên. L/C chuyển nhượng chỉđược chuyển một lần, chi phí chuyển nhượng do người thụ hưởng đầu tiên chịu. Loại L/C này phù hợp với mô hình mua bán qua trung gian.

Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C không thể huỷ bỏ, sau khi sử dụng xong hoặc hết thời hạn hiệu lực thì nó tựđộng có giá trị như cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện. L/C tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn với giá trị tối thiểu của mỗi lần đó.

L/C tuần hoàn được chia làm hai loại:

L/C tuần hoàn có tích luỹ (Cummulative revolving L/C): là loại L/C cho phép chuyển kim ngạch L/C trước vào L/C sau và cứ như vậy cho tới L/C cuối cùng.

L/C tuần hoàn không tích luỹ (Non cummulative revolving L/C): là loại L/C tuần hoàn không cho phép chuyển số dư của L/C trước vào L/C sau.

Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): sau khi nhận được một L/C (L/C gốc) của NH nước ngoài phát hành, người XK sử dụng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người thụ hưởng khác ở nước ngoài, với nội dung tương tự với L/C ban đầu, L/C mở sau đó gọi là L/C giáp lưng. Nhìn chung L/C giáp lưng và L/C gốc có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng có một sốđiểm khác biệt:

Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn số chứng từ của L/C gốc. Kim ngạch của L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc.

Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): là loại L/C chỉ có hiệu lực khi L/C đối ứng của nóđược mở ra. Trong L/C ban đầu thường phải ghi L/C này chỉ có giá trị khi người thụ hưởng đã mở một L/C đối ứng với nóđể cho người mở hưởng và trong L/C đối ứng phải ghi câu “L/C này đối ứng với L/C số ... mở ngày ... qua NH”.

Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C): là L/C được mở ra để NH mở L/C cam kết với người NK sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp người XK không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã mở. L/C dự phòng có tính chất là phương thức đảm bảo cho việc giao hàng thực hiện đúng hợp đồng.

Thư tín dụng thanh toán dần (Defered payment L/C): là L/C không thể huỷ bỏ trong đó NH mở L/C hay NH xác nhận cam kết với người thụ hưởng sẽ thanh toán dần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn quy định của L/C đó.

Tín dụng điều khoản đỏ (Red clause credit): tín dụng này có tên “điều khoản đỏ” bởi vìđiều khoản trong L/C được viết bằng mực đỏđể lưu ý tính chất riêng của loại L/C này.

Thực chất đây là tín dụng ứng trước. L/C nàykèm theo một điều khoản đặc biệt uỷ nhiệm cho NH thông báo hoặc NH xác nhận ứng trước cho người thụ hưởng trước khi họ xuất trình chứng từ hàng hoá. Loại tín dụng này thường được sử dụng như một phương tiện cấp vốn cho bên bán trước khi giao.

Một phần của tài liệu Đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội” ppsx (Trang 26 - 30)