3. Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn
3.2. So sánh với các công ty khác.
Bảng phân tích khả năng thanh toán dài hạn của FPT, VTC, ELC năm 2013
Các hệ số Công thức tính FPT VTC ELC
1. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
EBIT/chi phí lãi vay 31,76 (24,31) 35,027 2.Hệ số nợ Nợ phải trả/ tổng TS 0,530 0,241 0,329 3.Hệ số nơ/ VCSH Nợ phải trả/VCSH 1,292 0,430 0,49 4.Hệ số thanh toán TSDH
5. Hệ số nợ/ tài sản bảo đảm
Nợ phải trả/ (tổng TS – TSVH +
QSD đất) 0,539 0,241 3,009
3.2.1. Hệ số thanh toán lãi vay.
Về giá trị tuyệt đối, HSTTLV của FPT và ELC rất lớn so với công ty còn lại là do chi phí lãi vay của FPT và ELC thấp trong khi đó VTC ở mức cao. Điều này chứng tỏ FPT ít sử dụng vốn vay từ ngân hàng, nên chi phí lãi vay của FPT là rất ít.
Có vẻ điều này là mâu thuẫn với tỉ lệ nợ phải trả 53.02% của FPT, nhưng nếu nhìn kỹ vào cơ cấu nợ của FPT thì phần lớn nợ là vay ngắn hạn là 4,166,634,532,080 và phải trả người bán là 2,200,022,923,453. Do vậy, công ty vay ngân hang ngắn hạn và phải trả người bán nên chi phí lãi vay sẽ thấp đi.
3.2.2. Hệ số nợ.
Hệ số nợ của FPT là lớn nhất, 53%, trong khi của VTC và ELC chỉ là 24.1% và 32.9%. Như vậy, nếu chỉ nhìn vào chỉ số này, ta thấy FPT đang nợ quá nhiều, điều này có thể dẫn đến doanh nghiệp khó có thể vay thêm vốn, thậm chí có nguy cơ mất khả năng thanh toán. FPT đang theo đuổi một chính sách mạo hiểm.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, nợ của FPT chủ yếu là do nợ vay ngắn hạn và phải trả người bán, những khoản nợ không phải trả lãi và trả lãi ít, như vậy, có thể đoán định rằng FPT hoàn toàn kiểm soát được tình trạng tài chính của mình, và việc hệ số nợ cao như vậy là nằm trong chiến lược phát triển của công ty.
3.2.3. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cuả FPT lớn hơn 1, tức là nguồn vốn của FPT chủ yếu được tài trợ bằng nợ phải trả, trong khi HSN /VCSH của VTC và ELC đều nhỏ
hơn 1, chứng tỏ các công ty này chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho nguồn vốn của mình.
Điều này hoàn toàn phù hợp với hệ số nợ đã phân tích ở trên, hệ số nợ trên vốn chủ sỏ hữu cao sẽ khiến FPT có nguy cơ khó vay thêm vốn và có thể đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán.
Nhưng cũng như hệ số nợ, chúng ta cần xem xét thêm về cơ cấu nợ phải trả của FPT để có nhận định đúng đắn hơn về tình hình tài chính của FPT.
3.2.4. Hệ số thanh toán TSDH đối với nợ dài hạn.
Hệ số thanh toán TSDH đối với nợ dài han của FPT (18.803) là thấp nhất so với VTC và ELC (73.902 và 34.59). Nguyên nhân chính của sự chênh lêch lớn này là do nợ dài hạn của FPT lớn.
Hệ số thanh toán dài hạn đối với nợ dài hạn của FPT lớn chứng tỏ các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp đã không được đảm bảo tốt bằng các tài sản dài hạn, như vậy về dài hạn tình hình tài chính của doanh nghiệp không ổn định.
3.2.5. Hệ số nợ trên tài sản đảm bảo.
Chỉ tiêu này có ý nghĩa tương tự hệ số nợ trên tổng tài sản, chỉ khác là tài sản ở đây chỉ là những tài sản hữu hình, cộng thêm quyền sử dụng đất.
Tương ứng với hệ số nợ trên tổng tài sản, hệ số nợ trên tài sản đảm bảo của FPT cao hơn VTC nhưng lại thấp hơn rất nhiều so với ELC.