Tạo vốn khác

Một phần của tài liệu Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MB bank) (Trang 36 - 38)

I. Nghiệm vụ tà sản nợ

6. Tạo vốn khác

Trong quá trình hoạt động, ngân hàng đã tận dụng được các nguốn vốn trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng gồm vốn trong thanh toán (vốn đang trong quá trình chuyển,tiền dư trong thẻ ATM,...) và vốn từ nghiệp vụ đại lý hoặc ủy thác từ chính phủ, các tổ chức nước ngoài, các nhà đầu tư. Đây là nguồn vốn không thuộc sở hữu của ngân hàng, có chi phí rất thấp hoặc gần như không mất phí, nhưng độ ổn định lại không cao.

Dưới đây là biểu đồ biến động quy mô vốn khác của MB từ 2008-6/2014:

Nguồn: BCTC các năm của MB

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy quy mô vốn khác của MB có sự biến động khá lớn trong giai đoạn 2008-6/2014. Tăng nhẹ trong giai đoạn 2008-2010 với mức tăng 112,5% ; tăng mạnh trong giai đoạn 2010-2012 với mức tăng 170,9%; sau đó có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012-6/2014 giảm 50,3%. Trong cơ cấu vốn khác có vốn tài trợ ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro (gồm vốn từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và vốn nhận của tổ chức khác). Đây là nguồn vốn từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thể hiện khoản vốn của Ngân Hàng Thế Giới (thông qua Hiệp hội Phát triển Quốc tế) hỗ trợ cho dự án Tài chính Nông thôn II và dự án Tài chính Nông thôn III theo Hiệp định Tín dụng ngày 9/9/2002 giữa Ngân hàng Thế giới và Bộ Tài chính. Ngân hàng trả lãi suất LIBOR 6 tháng cộng một khoản chênh lệch. Lãi suất này sẽ được điều chỉnh 6 tháng một lần trong suốt thời hạn trả nợ của khoản vay. Vốn nhận của tổ chức khác là vốn nhận từ nguồn vốn viện trợ ODA

Nhật Bản với Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) bằng VNĐ thông qua Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong khuôn khổ Dự án tài trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thỏa thuận khung được ký kết vào ngày 17/3/2010. Các khoản vay có thời hạn trung và dài hạn và có lãi suất là 6,5% /năm theo kỳ trả nợ đầu tiên, sau đó được điều chỉnh hàng quý trong suốt thời hạn trả nợ của khoản vay.

Một phần của tài liệu Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MB bank) (Trang 36 - 38)