b. Sơ đồ tính
6.1.2. Chi phí máy móc, thiết bị
Chi tiết về chi phí thiết bị, máy móc cho hệ thống được thống kê trong bảng:
STT Hạng mục Số
lượng
Đơn vị Đơn giá (VND)
Thành tiền (VND) Hố thu gom
1 Song chắn rác 01 cái 5.000.000 5.000.000 2 Bơm nước thải trong
hố thu gom: Bơm A- 31 HCP PUMP 1HP
02 cái 4.900.000 9.800.000
3 Bơm nước thải trong bể điều hoà: Bơm A- 31 HCP PUMP 1HP
02 cái 4.900.000 9.800.000
4 Đĩa thổi khí: Đĩa phân phối khí tinh SSI AFD270 30 cái 325.000 9.750.000 Bể Anoxic 5 Máy khuấy chìm: Blowtac MR-15-4D 02 cái 21.200.000 42.400.000 Bể Aerotank
6 Bơm nước thải tuần hoàn: Bơm Tsurumi KTZ22.2
02 cái 16.150.000 32.300.000
7 Máy thổi khí: Heywel RSS-80
02 cái 40.320.000 80.640.000
8 Đĩa thổi khí: Đĩa phân phối khí tinh SSI AFD270 42 cái 325.000 13.6500.000 Bồn lọc áp lưc 9 Bồn lọc áp lực 01 cái 120.000.000 120.000.000 10 Chụp lọc loại đuôi vừa có rãnh gió M010 113 cái 30.000 3.390.000 12 Vật liệu lọc 3,77 m3 2.000.000 7.540.000 Bể lắng 13 Bơm bùn: Bơm Pentax CM 210 01 cái 7.760.000 7.760.000 14 Máng răng cưa 04 bộ 3.200.000 12.800.000 15 Ống trung tâm 01 cái 10.000.000 10.000.000 16 Bơm tuần hoàn về bể
Anoxic và bể Aerotank
02 cái 7.760.000 15.520.000
Bể khử trùng
18 Bơm định lượng 01 cái 3.200.000 3.200.000
Bể chứa bùn
19 Máy ép bùn 01 cái 286.000.000 286.000.000
Nhà điều hành
20 Tủ điện điều khiển 01 bộ 20.000.000 20.000.000 21 Hệ thống đường điện 01 hệ thống 30.000.000 30.000.000 22 Đường ống dẫn nước, dẫn khí và phụ kiện 01 hệ thống 40.000.000 40.000.000 Tổng 882.900.000
Tổng vống đầu tư cơ bản bao gồm chi phí xây dựng cơ bản được khấu hao trong 25 năm, chi phí máy móc thiết bị được khấu hao trong 15 năm. Chi phí bảo trì cho phần xây dựng là 1%, chi phí bảo trì cho phần thiết bị là 5%. Vậy tổng chi phí khấu hao mỗi năm:
𝑇𝑘ℎ =(1 + 0,01) × 1.351.430.000 25 + (1 + 0,05) × 882.900.000 15 = 116.400.772 VND/năm 6.2. Chi phí vận hành, quản lý: 6.2.1. Chi phí hoá chất:
- Liều lượng Clo hoạt tính cho nước thải là 5g/m3 (TCVN 7957:2008) - Tổng lượng Clo sử dụng một ngày = 5 × 640 = 3200 (g) = 3,2 (kg) - Giá bột Clo là 65.000 (VND/kg)
- Vậy chi phí hoá chất Clo = 3,2 × 65.000 = 208.000 (VND/ngày)
6.2.2. Chi phí điện năng:
- Giá điện: 2.000 VND/m3
- Chi phí điện năng = 2.000 × 640 = 1.280.000 (VND/ngày)
6.2.3. Chi phí nhân công:
- Sử dụng 1 công nhân để quản lý và vận hành hệ thống
6.3. Giá thành xử lý 1m3 nước thải:
- Tổng chi phí quản lý và vận hành trong 1 ngày:
Tqlvh = 208.000 + 1.280.000 + 4.000.000
30 = 1.621.334 (VND/ngày) - Chi phí xử lý 1m3 nước thải:
𝑇𝑋𝐿 =𝑇𝑘ℎ+ 𝑇𝑞𝑙𝑣ℎ
𝑄 =
116.400.772
365 + 1.621.334
CHƯƠNG VII. QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH
7.1. Các bước chuẩn bị, kiểm tra trước khi vận hành hệ thống:
7.1.1. Kiểm tra lượng hóa chất sử dụng:
Lượng hóa chất pha chế trong bồn phải đảm bảo cho hệ thống hoạt động ít nhất trong vòng một ngày.
7.1.2. Kiểm tra thiết bị:
Trước khi bật máy cũng như sau khi máy đã hoạt động cần kiểm tra tình trạng của tất cả các thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải. Sau khi hệ thống hoạt động liên tục, ổn định cần kiểm tra lại tình trạng của các thiết bị, máy móc sau mỗi ngày. Chú ý những hiện tượng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của chúng.
7.1.3. Kiểm tra điện:
Kiểm tra về điện áp: Điện áp, đủ pha, dòng định mức cung cấp. Nếu không đủ điều kiện vận hành: mất pha, thiếu hoặc dư áp, dòng thiếu hoặc dòng cao hơn mức cho phép thì không nên hoạt động hệ thống vì lúc này các thiết bị sẽ dễ xảy ra sự cố.
Kiểm tra trạng thái làm việc của các công tắc, cầu dao. Tất cả các thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng làm việc.
Khi tủ điện có còi báo sự cố vang lên, người vận hành lập tức tới tủ điện ngắt điện toàn hệ thống (CB tổng). Kiểm tra máy nào có sự cố và kịp thời sửa chữa.
7.2. Các thông số cần kiểm soát:
Kiểm soát chất lượng nước thải vào: Khi lưu lượng và chất lượng nước thải tiếp nhận thay đổi thì môi trường của bể Anoxic, Aerotank và bể lắng thay đổi theo.
Lưu lượng: kiểm tra lưu lượng nước thải là cần thiết cho sự duy trì hoạt động ổn định của hệ thống. Lưu lượng cùng với nồng độ BOD, COD xác định tải trọng của bể Aerotank. BOD, COD: Tỷ số BOD/ COD dùng kiểm soát nồng độ chất hữu cơ thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.
Các chất dinh dưỡng: Nitơ và phospho cần có số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các vi sinh vật
Nhiệt độ: kiểm tra nhiệt độ của nước tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển để nâng cao hiệu quả xử lý của bể. Điều kiện tốt nhất là duy trì nhiệt độ của dòng nước thải trong khoảng 25 – 35oC (đây là khoảng nhiệt độ bình thường tại Việt Nam).
Kiểm tra hoạt động của thiết bị: bơm, máy thổi khí,… Kiểm tra pH: mỗi ngày 1 lần.
Các thao tác kiểm tra ít nhất 1 lần/ngày, hoặc nhân viên vận hành điều chỉnh sao cho phù hợp.
7.3. Bảo trì:
Công tác bảo trì thiết bị, đường ống cần được tiến hành thường xuyên để đảm bảo hệ thống xử lý hoạt động tốt, không có những sự cố xảy ra.
Thường xuyên kiểm tra các đường ống trong hệ thống xử lý, nếu có rò rĩ hoặc tắt nghẽn cần có biện pháp xử lý kịp thời.
Máy bơm: hàng ngày vận hành máy bơm nên kiểm tra bơm có đẩy nước lên được hay không. Khi máy bơm hoạt động nhưng không lên nước cần kiểm tra lần lượt các nguyên nhân sau:
o Nguồn điện cung cấp có bình thường không.
o Cánh bơm có bị chèn bởi các vật lạ không.
o Động cơ bơm có bị cháy hay không.
o Khi bơm phát ra tiếng kêu lạ cũng ngần bơm ngay lập tức và tìm các nguyên nhân để khắc phục sự cố trên. Cần sửa chữa bơm theo từng trường hợp cụ thể.
Định kỳ 3 tháng vệ sinh xúc rửa các thiết bị, tránh tình trạng đóng cặn trên thành thiết bị. Đặc biệt chú ý xối nước mạnh vào các tấm lắng tránh tình trạng bám cặn trên bề mặt các tấm lắng.
7.4. Ghi chép và lưu giữ số liệu:
Nhân viên vận hành phải ghi nhận các số liệu về lưu lượng và thành phần nước thải tiếp nhận, các kết quả thí nghiệm, tình trạng máy móc thiết bị và những hiện tượng quan sát được bằng cảm quan.
Nếu nước thải sau xử lý không đạt yêu cầu thì nhân viên vận hành phải xác định xem yếu tố nào đã ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống và làm giảm hiệu suất xử lý.
7.5. Kỹ thuật an toàn:
Khi công nhân mới làm việc phải đặc biệt chú ý về an toàn lao động. Hướng dẫn họ về cấu tạo, chức năng từng công trình, kỹ thuật quản lý và an toàn, hướng dẫn cách sử dụng máy móc thiết bị.
CHƯƠNG VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
8.1. Kết luận:
Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế cho Khu dân cư – Tái định cư Long Hậu 3 có những ưu điểm và hạn chế sau:
8.1.1. Ưu điểm:
- Nước thải đầu ra đạt giá trị cột A theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT)
- Chi phí đầu tư xây dựng là 2.234.330.000 VND, chi phí xử lý 1m3 nước thải là 3.032 VND/m3. Chi phí vừa phải, phù hợp với khả năng của chủ đầu tư
- Các công trình xây dựng đặt ngầm dưới đất giúp tạo mỹ quan và tiết kiệm diện tích, các máy thổi khí được đặt trong nhà điều hành giúp giảm tiếng ồn, gỉam ảnh hưởng đến xung quanh
- Đáp ứng được biến động công suất xử lý
- Công tác vận hành đơn giản, chỉ cần 1 công nhân kỹ thuật vận hành và quản lý.
8.1.2. Hạn chế:
- Các công trình đặt ngầm thì sẽ gây khó khan cho việc sửa chữa nếu có sự cố - Khi vận hành tốn nhiều năng lượng
8.2. Kiến nghị:
Hệ thống xử lý nước thải được tính toán dựa trên cơ sở lý thuyết sẽ có phần không chính xác. Vì vậy, khi hệ thống này đi vào hoạt động thời gian đầu cần có những điều chỉnh thông số tối ưu để hệ thống hoạt động hiệu quả nhất.
Có thể xem xét nhằm giảm chi phí đầu tư và các thiết bị sao cho lượng điện năng tiêu thụ là thấp nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Khu dân cư – Tái định cư Long Hậu 3 với quy mô diện tích 191.277,65 m2.
[2] Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt – QCVN 14:2008/BTNMT.
[3] Nguyễn Phước Dân, bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải.
[4] Bộ Xây dựng, Tiêu chuẩn xây dựng quốc gia TCXDVN 51:2008 về Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế, Bộ Xây dựng, 2008.
[5] Bộ Xây dựng, Tiêu chuẩn xây dựng quốc gia TCXDVN 33:2006 về Cấp nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế, Bộ Xây dựng, 2006.
[6] Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân, Xử lý nước thải đô thị và
công nghiệp - Tính toán thiết kế công trình, NXB ĐHQG-HCM, 2014.
[7] Trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây dựng, 2013.
[8] Nguyễn Ngọc Dung, Xử lý nước cấp, NXB Xây dựng
[9] Nguyễn Thị Thuỷ Dương, Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu dân cư An
Sinh quận 8, TP HCM công suất 400 m3/ngày đêm, 2016.
[10] Ngô Minh Tiến, Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy chế biến bột cá Phúc
Ngọc II, tỉnh Kiên Giang, 2019.
[11] Long Hau Industrial Park, <https://longhau.com.vn/>
[12] Chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành công trình trạm xử lý nước thải Khu dân cư Mizuki Park.
PHỤ LỤC
9. Catalogue bơm định lượng BL1.5:
11. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt – QCVN 14:2008/BTNMT
QCVN 14 : 2008/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
National technical regulation on domestic wastewater
Lời nói đầu
QCVN 14 : 2008/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số
/2008/QĐ-BTNMT ngày tháng năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
National technical regulation on domestic wastewater
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này qui định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường.
Không áp dụng quy chuẩn này đối với nước thải sinh hoạt thải v ào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ sở công cộng, doanh trại lực lượng vũ trang, cơ sở dịch vụ, khu chung c ư và khu dân cư, doanh nghiệp thải nước thải sinh hoạt ra môi trường.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.
1.3.2. Nguồn nước tiếp nhận n ước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải sinh hoạt thải vào.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong n ước thải sinh hoạt
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong n ước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán nh ư sau:
Cmax = C x K Trong đó:
Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong n ước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam tr ên lít nước thải (mg/l);
C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại Bảng 1 mục 2.2 . K là hệ số tính tới quy mô, loại h ình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư quy định tại mục 2.3.
Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong n ước thải cho thông số pH và tổng coliforms.
2.2. Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt.
Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Cmax trong nước thải sinh hoạt khi thải ra các nguồn nước tiếp nhận nước thải được quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 - Giá trị các thông số ô nhiễm l àm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt
Trong đó:
- Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất l ượng nước mặt).
- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất l ượng nước
Giá trị C TT Thông số Đơn vị A B 1. pH 5 - 9 5 - 9 2. BOD5 (20 0C) mg/l 30 50 3. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100 4. Tổng chất rắn hòa tan mg/l 500 1000 5. Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1.0 4.0 6. Amoni (tính theo N) mg/l 5 10 7. Nitrat (NO3-)(tính theo N) mg/l 30 50 8. Dầu mỡ động, thực vật mg/l 10 20 9. Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 5 10 10. Phosphat (PO43-) (tính theo P) mg/l 6 10 11. Tổng Coliforms MPN/ 100 ml 3.000 5.000
2.3. Giá trị hệ số K
Tuỳ theo loại hình, quy mô và diện tích sử dụng của c ơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp, giá trị hệ số K được áp dụng theo Bảng 2.
Bảng 2: Giá trị hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư
Loại hình cơ sở Quy mô, diện tích sử dụng của
cơ sở
Giá trị hệ số K
Từ 50 phòng hoặc khách sạn được xếp hạng 3 sao trở l ên
1 1. Khách sạn, nhà nghỉ
Dưới 50 phòng 1,2
Lớn hơn hoặc bằng 10.000m2 1,0 2. Trụ sở cơ quan, văn
phòng, trường học, cơ sở
nghiên cứu Dưới 10.000m
2 1,2
Lớn hơn hoặc bằng 5.000m2 1,0 3. Cửa hàng bách hóa, siêu
thị Dưới 5.000m2 1,2 Lớn hơn hoặc bằng 1.500m2 1,0 4. Chợ Dưới 1.500m2 1,2 Lớn hơn hoặc bằng 500m2 1,0 5. Nhà hàng ăn u ống, cửa hàng thực phẩm Dưới 500m2 1,2 Từ 500 người trở lên 1,0 6. Cơ sở sản xuất, doanh
trại lực lượng vũ trang
Dưới 500 người 1,2
Từ 50 căn hộ trở lên 1,0 7. Khu chung cư, khu dân