Giải pháp sử dụng công nghệ hỗ trợ truy cập tài liệu học tập cho sinh viên

Một phần của tài liệu BTL đường lối cách mạng đang cộng sản Việt nam (Trang 27 - 32)

Trường Đại học Bách Khoa

2.1. Thực trạng việc truy cập tài liệu của sinh viên Trường Đại học Bách Khoa

2.1.1. Trường Đại học Bách Khoa đã có những biện pháp cho sinh viên truy cập tài liệu

Thư viện là nơi để sinh viên tìm đến để tìm và đọc các tài liệu về KH-CN. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0, có thêm loại hình thư viện điện tử và được sử dụng một cách phổ biến. Bên cạnh các tài liệu KH-CN thường gặp như sách, tập chí, thư viện điện tử còn cung cấp các thông tin trực tuyến và mới nhất về KH-CN trong nước và thế giới. Mỗi sinh viên sẽ được nhà trường cấp một tài khoản để truy cập vào trang thư viện điện tử của trường Đại học Bách Khoa và ngoài ra khi muốn mượn sách mỗi sinh viên cần làm thủ tục đăng kí cho cô thủ thư.

2.1.2. Kết quả: ưu điểm và hạn chếƯu điểm: Ưu điểm:

Không thể phủ nhận những lợi ích từ thư viện điện tử đã mang lại, thư viện đã tổng hợp cũng như phân loại cái tài liệu theo từng phân ngành giúp sinh viên thuận tiện trong việc tìm kiếm tài liệu như: tài liệu các môn đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành, các tài liệu KH-CN, …

Nhược điểm:

Một là: Giao diện trang thư viện điện tử chưa hợp lí. Việc sắp xếp chưa hợp lí dẫn đến mất thời gian, cũng như gây khó khăn trong việc tìm kiếm. Trang thư viện của trường được thiết kế với nhiều thông tin khác nhau nhưng cũng khó và phức tạp trong việc tìm kiếm các tài liệu về KH-CN.

Hai là: Tài liệu chưa được số hóa và số lượng còn hạn chế và ít được cập nhật. Các tài liệu hiện có trong thư viện, trang thư viện điện tử chưa

được cập nhật thường xuyên, chưa nắm được các KH-CN hiện đại hạn chế khả năng kích thích tinh thần tìm hiểu, tham gia nghiên cứu KH-CN trong sinh viên. Sinh viên chỉ có thể dùng thư viện điện tử để tìm tên sách mà không được đọc trực uyến dạng ebook.

Các tài liệu, đồ án, luận văn KH-CN chưa được hệ thống số hoá.

Có rất nhiều sách, tài liệu chỉ được đọc tại thư viện của trường không đáp ứng nhu cầu tìm hiểu công nghệ mới của sinh viên, trong tình hình hiện tại việc cái tài liệu đồ án, luận văn không được số hóa lên thư viện điện tử dẫn đến rất nhiều khó khăn cho sinh viên ở cơ sở 2, vì đa số cái tài liệu này đều ở các khoa của trường ở cơ sở 1.

2.2. Giải pháp

Do thời gian có giới hạn nên nhóm chỉ đưa ra một và giải pháp tiêu biểu

a/ Cải thiện giao diện trang thư viện điện tử của trường:

Trang thư viện điện tử của trường được thiết kế với nhiều thông tin khác nhau nhưng cũng khó và phức tạp trong việc tìm các tài liệu về KH-CN. Để sinh viên có thể dể dàng tương tác và thực hiện hơn, trang thư viện điện tử nên được thiết kế có giao diện như các trang mạng thường dùng hiện nay như tiki, shopee,...

Để đảm bảo an toàn thông tin các nguồn tài liệu và quản lý việc đăng ký mượn các tài liệu KH-CN, đối với sinh viên, sau khi vào chọn được tài liệu, các bạn sinh viên phải đăng nhập bằng tài khoản của mỗi người mà do thư viện cấp với tên đăng nhập là mã số sinh viên và mật khẩu do các bạn tự đặt. Sau đó, các cô thủ thư sẽ soạn tài liệu sinh viên mượn trước khi bạn đến thư viện để lấy.

Đầu trang bên trái là phần danh mục. Trong danh mục này sẽ chứa các phần: Giới thiệu, Tài liệu, Dịch vụ, Tin tức, Thông báo, Liên kết Website, Trợ giúp. Trong phần tài liệu được chia ra các phần nhỏ: Sách đại cương, Sách cơ sở ngành, Sách chuyên ngành, Đồ án - luận văn, Tài liệu KH-CN, Tạp chí KH- CN. Tài liệu KH-CN sẽ được ra theo từng lĩnh vực, từng khoa.

Đầu trang ở giữa sẽ là thanh tìm kiếm để sinh viên có thể tìm kiếm một cách nhanh chóng các tài liệu.

Đầu trang bên phải sẽ hiển thị tài khoản của sinh viên.

Bên dưới thanh tìm kiếm sẽ có các hình ảnh để giới thiệu về trường Đại học Bách khoa và thư viện.

Bên dưới sẽ hiển thị các thông tin được cập nhật mới nhất về KH-CN trong trường, trong nước và thế giới để thu hút bạn đọc tìm hiểu các KH-CN mới nhất.

b/ Cập nhật, đổi mới các tài liệu, tư liệu về KH-CN trên trang thư viện điện tử: Bên cạnh các tài liệu hiện có trong thư viện, trang thư viện điện tử nên được cập nhật các tài liệu và thông tin về KH-CN mới nhất để nắm được các khoa học - công nghệ hiện đại, kích thích tinh thần tìm hiểu, tham gia nghiên cứu KH - CN trong sinh viên.

Thư viện nên cập nhật các bài báo khoa học, các tạp chí KH-CN, các thành tựu từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để làm đa dạng nguồn tài liệu KH-CN cho sinh viên.

c/ Hệ thống số hoá các tài liệu, đồ án, luận văn KH-CN dưới dạng ebook:

Để thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho sinh viên trong việc đi lại, cũng như thời gian để mượn tài liệu ở thư viện, các tài liệu về KH-CN như Sách KH- CN, các bài báo, tập chí KH-CN, đồ án, luận văn nên được số hoá dưới dạng ebook để sinh viên có thể đọc trực tiếp trên các thiết bị điện thoại, máy tính,...

Khi số hoá các tài liệu KH-CN giúp sinh viên tra cứu nhanh, tìm được các tài liệu KH-CN một cách dể dàng.

2.3. Đánh giá giải pháp

Giải pháp giúp tối ưu hoá trang thư viện điện tử, làm trang thư viện điện tử trở nên đơn giản hơn. Sinh viên có thể truy cập nhanh, tìm kiếm nhanh các nguồn tài liệu, nhất là các tài liệu về KH-CN. Giúp tiết kiệm thời gian trong việc di chuyển mượn trả sách ở thư viện. Cung cấp các tin tức, thông tin mới nhất về KH-CN. Sinh viên dể dàng tiếp cận hơn với KH-CN, kích thích tinh thần học hỏi, tìm hiểu về KH-CN mới, hiện đại trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, để số hoá hết các tài liệu KH-CN phải cần nhiều thời gian để thực hiện. Chi phí để mua các tài liệu KH-CN nước ngoài cũng khá đắc đỏ. Kinh phí hiện nay còn giới hạn nên việc mua bản quyền các đầu sách dưới dạng ebook chưa được thực hiện. Việc quản lý mượn bằng cách đăng nhập tài khoản chiếm thời gian.

=> KH-CN chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, là động lực then chốt thúc đẩy kinh tế phát triển. Vì vậy, mỗi người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, các bạn sinh viên cần phải ra sức học tập, trao dồi, tìm hiểu và ứng dụng KH-CN hiện đại vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhà nước cần phải ban hành các chính sách, chủ trương khuyến khích mỗi người dân, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu KH-CN, phát triển KH-CN từng bước hiện đại.

PHẦN KẾT LUẬN

Trong giai đoạn tới, quá trình hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chắc chắn sẽ tiếp tục diễn ra sâu rộng và tác động lớn đến sự phát triển của quốc gia, đất nước . Các quan điểm về giải pháp về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đổi mới hơn qua các lần đại hội để phù hợp với bối cảnh hiện tại của quốc gia, đất nước . Sự đánh giá khách quan kinh nghiệm của các nước xung quanh nước ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã giúp Đảng ta qua các kỳ đại hội đúc kết thành lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đầy đủ hơn cho một nước đang phát triển trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và kinh tế tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc góp phần xây dựng nước ta càng giàu mạnh, văn minh.

Qua đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ truy cập tài liệu học tập cho sinh viên trường đại học Bách Khoa” ta thấy, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế tri thức và đặc biệt là các vấn đề về giáo dục. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ truy cập tài liệu học tập cho sinh viên trường đại học Bách Khoa Đáp ứng nhu cầu thông tin cho mọi đối tượng: giảng viên, nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên,…qua các dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc, dịch vụ bao gói thông tin. Xây dựng thư viện theo hướng thư viện hiện đại; thiết lập những không gian tiện ích phục vụ bạn đọc; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển chung của Nhà trường

Bên cạnh đó, trên cơ sở phân tích các quan điểm chỉ đạo và giải pháp về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và xem đó là nhiệm vụ trọng tâm có thể thấy Đảng ta luôn chú trọng phát huy và đổi mới để thích nghi, phù hợp với bối cảnh hiện tại của quốc gia, đất nước .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2006

3. Nguyễn Thị Lan (chủ biên) (tái bản 2018), Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 4. Nguyễn An Hà (2018), Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công

nghệ trong giai đoạn mới, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam

https://vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/KhoaHocCongNghe/View_Detail.as px

?

ItemID=46&fbclid=IwAR1lreT9hBt82vK2ggR4iuJy_Z_39EPvnwB5peQP BK QLrSlVETOqWG9PSFg

5. Minh Hiếu (2019), 2019 - năm của khoa học công nghệ, Tạp chí tài chính http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/2019-nam-cua-khoa-hoc-

cong-ng he-303128.html

6. Nguyễn Thị Hường (2012), Những hạn chế của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam - Nguyên nhân và giải pháp khắc phục, Nghiên cứu kinh tế số 411 https://tailieu.vn/doc/nhung-han-che-cua-khoa-

hoc-va-cong-nghe-trong-phat-tri en-kinh-te-o-viet-nam-nguyen-nhan-va-

giai-ph-1900546.html

7. Nguyễn Hồng Sâm (16/07/2010) http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Phat-trien- nhanh-va-ben-vung-la-quan-diem-xuyen-suot-trong-chien-luoc-phat-trien-KTXH- cua-dat-nuoc-ta/33616.vgp

8. The world

bank(8/10/2020)https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview

9. PGS, TS Phạm Duy ĐứcViện Văn hóa và Phát triển Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(4/5/2018)https://moh.gov.vn/tin-noi-

bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/thuong-truc-uy-ban-ve-cac-van-e-xa- hoi-nghe-bao-cao-thuc-hien-ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-va-ngan-sach-nha- nuoc-trong-linh-vuc-y-te-

10. PGS.TS Phạm Văn Linh - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (27/11/2020)

https://tcnn.vn/news/detail/48145/Moi-quan-he-giua-phat-trien-kinh-te-voi-thuc- hien-tien-bo-va-cong-bang-xa-hoi-o-Viet-Nam-hien-nay.html

Một phần của tài liệu BTL đường lối cách mạng đang cộng sản Việt nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w