Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng vô sản

Một phần của tài liệu BTL đường lối đảng cộng sản bachkhoa TPHCM (Trang 26 - 29)

II. QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA

2.3. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng vô sản

a. Các phong trào yêu nước trước năm 1925:

Trong những năm 1919-1925 phong trào công nhân diễn ra dưới các hình thức bãi công, biểu tình như cuộc bãi công của công nhân Ba Son ( Sài Gòn ) do Tôn Đức Thắng tổ chức (1925) và các cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định.

Nhìn chung phong trào công nhân từ 1919-1925 đã có bước phát triển mạnh so với trước chiến tranh thế giới làn thứ nhất, hình thức bãi công trở nên phổ biến diễn ra trên quy mô lớn hơn và thời gian dài hơn.

b. Xác định con đường cách mạng:

Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Người đã tìm hiểu kỹ các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới. Người đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như Cách mạng Mỹ (1776), Cách mạng Pháp (1789)… nhưng cũng nhận thức rõ những hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc cho nhân dân các nước nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng.

Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”1.

Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Người tìm thấy trong Luận cương của Lênin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam: về vấn đề thuộc địa trong mối quan hệ với phong trào cách mạng thế giới… Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác –Lênin.

Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (12/1920) Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người - từ người yêu nước trở thành 1 Hồ Chí Minh(2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, , tr.304

người cộng sản và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn “Muốn cứu nước phải giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”1.

c. Chuẩn bị lý luận:

Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

Qua cuộc sống thực tiễn, nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới, nhất là cách mạng TS Pháp, Mỹ. Người khẳng định cách mạng Việt Nam không thể đi theo con đường này. – Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công Nguyễn Tất Thành đã tin tưởng, hướng theo con đường cách mạng tháng Mười.

– Năm 1919, với tên mới là Nguyễn ái Quốc, Người đã gửi tới hội nghị Vecxây (Pháp) bản “yêu sách” đòi quyền lợi cho dân tộc Việt Nam.

– Tháng 7 – 1920, Người được đọc Bản sơ thảo lần thứ nhất Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin. Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam – con đường cách mạng vô sản.

– 12 – 1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc tham gia bỏ phiếu tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp, gia nhập Quốc tế Cộng sản. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt lớn trên con đường hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ người yêu nước trở thành người cộng sản. – Từ nước ngoài Người đã viết và gửi các sách báo, tài liệu về Việt Nam như các báo Việt Nam hồn, Người cùng khổ, đặc biệt tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp …để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và chỉ rõ con đường cách mạng mà nhân dân ta cần đi theo.

– 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), Tháng 6 năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện ở Quảng Châu.

– Đầu 1927 bộ tuyên truyền của hội liên hiệp thuộc địa các dân tộc bị áp bức xuất bản cuốn “Đường Cách Mệnh” (tập bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên)2.

c. Chuẩn bị tổ chức:

Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân có sự thay đổi qua từng giai đoạn. • Giai đoạn tự phát (trước năm 1925)

Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 thường có quy mô nhỏ hẹp do sự yếu thế của giai cấp công nhân và chưa có chủ trương cách mạng đúng đắn.

Phong trào công nhân giai đoạn này vẫn còn nhiều hạn chế như quy mô nhỏ hẹp trong các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền. Mục đích chủ yếu tập trung vào nội dung kinh tế và hầu hết các phong trào đều diễn ra tự phát, chỉ có duy nhất 1/25 cuộc đấu tranh là có lãnh đạo, tổ chức chặt chẽ, ví dụ như cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son 8/1925.

• Giai đoạn tự giác (sau 1925)

Từ năm 1925 trở đi, nhờ những điều kiện thuận lợi đã thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào công nhân nói riêng.

• Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V đã ban hành các nghị quyết quan trọng góp phần lớn trong các phong trào cách mạng dân tộc

• Ở trong nước, nhờ vào tổ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (06/1925), được Nguyễn Ái Quốc thành lập vào tháng 6 năm 1925 từ 9 thành viên của Tâm Tâm xã đã được ông giác ngộ. Nguyễn Ái Quốc là người lãnh đạo Hội. Trong số các thành viên lớp đầu có Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Vương Thúc Oánh, Trương Vân Lĩnh, Lưu Quốc Long, Lâm Đức Thụ. Trụ sở của Hội đặt tại Quảng Châu.

Mang vai trò Đào tạo được một đội ngũ cán bộ đông đảo. Được sự giúp đỡ của Nguyễn Ái Quốc, họ đã chuyển từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản, thành những hạt nhân để thành lập Đảng ta sau này. Họ có nhiệm vụ ruyền bá chủ nghĩa Marx Lenin vào trong 2 Phong trào yêu nước theo huynh hướng vô sản https://aokieudep.com/doc/trinh-bay-phong-trao-yeu-nuoc- theo-khuynh-huong-vo-san-o-viet-nam-cuoi-the-ky-xix-dau-the-ky-xx/

nước, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở nước ta phát triển theo xu hướng vô sản. Đây là bước chuẩn bị trực tiếp về tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngoài ra còn có báo Thanh Niên, tác phẩm “Đường Kách Mệnh” và phong trào “Vô sản hóa” (1925-1929), lý luận cách mạng Chủ nghĩa Mác Lê nin đã được truyền bá rộng rãi ở nước ta.

- Các phong trào yêu nước chống pháp theo khuynh hướng vô sản như:

• Trong năm 1926, hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân đã nổ ra mạnh mẽ. Có thể kể tên các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản ở giai đoạn này như: cuộc bãi công của công nhân ở nhà máy sợi Nam Định, xi măng Hải Phòng ,… đặc biệt là 2 cuộc đấu tranh với quy mô lớn như các đồn điền Cam Tiêm, Phú Riềng ở phía Nam. Lượng các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân từ 1926-1927 là 27 cuộc.

• Năm 1928-1929 là giai đoạn đỉnh cao của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. Với hơn 40 cuộc đấu tranh có quy mô và chất lượng đã đem đến một kết quả là ba tổ chức cộng sản đầu tiên của Việt nam ra đời trong năm 1929: Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (07/1929), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929). - Hình thức đấu tranh ở giai đoạn này chủ yếu là bãi công, mục đích đấu tranh về cả kinh tế và chính trị chứ không đơn thuần vì lợi ích kinh tế như giai đoạn trước. Quy mô rộng khắp cả nước, có sự lãnh đạo và đoàn kết của quần chúng nhân dân. Từ đó, sức mạnh của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản lại tăng lên gấp bội.

Một phần của tài liệu BTL đường lối đảng cộng sản bachkhoa TPHCM (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w