*Bảo tồn tài nguyên du lịch : Thành phố có các biện pháp chỉ đạo để giữ gìn các giá trị vật chất và tinh thần của di sản Hạ Long. Để du khách có cảm giác thiên nhiên gần gũi với con người, bảo tồn các không gian lãnh thổ đặc trưng gồm không gian ở khu vực có các hang động, các đảo đá đẹp, các hệ sinh thái, các di tích văn hoá lịch sử. Hạn chế thị trường khách bình dân vì mức chi trả kém và ý thức môi trường thấp, tăng cường khách du lịch văn hoá có mức chi trả cao như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niuzilân, …, các nước thuộc Châu Âu, Châu Mỹ.
*Phát triển sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch : Phát triển các sản phẩm du lịch có quy mô và chất lượng phù hợp với vị thế của thành phố, 1 trung tâm du lịch biển cấp quốc tế, nhằm thu hút khách du lịch đến quanh năm với nhiều loại hình tham quan, du lịch sinh thái, văn hoá, … tạo cơ sở trung chuyển đến các vùng du lịch phụ cận và tạo thuận lợi cho khách trong tỉnh và trong nước đi su lịch ở nước ngoài.
*Phát triển các tuyến tham quan và phương tiện vận chuyển phù hợp. Ngoài các tuyến truyền thông, cần mở rộng them các tuyến xa bờ, các điểm lưu trú trên vịnh biển, các tuyến trên không, các tuyến dưới đáy Vịnh Hạ Long. Các phương tiện vận chuyển cần đảm bảo không gây tiếng ồn, khói bụi, hài hoà với cảnh quan và đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mọi tình huống.
*Phát triển các loại hình khách sạn, nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí, các dịch vụ ăn uống, mua sắm. Cung với việc thực hiện các dự án khách sạn nhà nghỉ, các khu thương mại với quy mô lớn ở Hùng Thắng, Tuần Châu, Yên Cư, Đại Đán, với yêu cầu kiến trúc phải phù hợp với cảnh quan, không che khuất biển, hoà hợp với các hệ sinh thái, cần đa dạng hoá khách sạn, nhà nghỉ bằng việc bổ sung các loại hình nhà nghỉ có dạng đặc biệt như nhà nổi, nhà di động trên biển, nhà nghỉ trên vách núim trên cây, … Để keo dài thời gian lưu trú của khách cần nâng cao chất lượng của các khu
vui chơi giải trí với các hình thức hoạt động chất lượng cao như lặn biển, lượn dù, đua thuyền, lướt ván, … Các cơ sở dịch vụ ăn uông phải đạt tiêu chuẩn quốc tế về quy mô, chất lượng an toàn thực phẩm, trang thiết bị và phong cách phục vụ. Xây dựng mới các siêu thị, xây mới và nâng cấp các trung tâm thương mại lớn đẻ đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách.
*Tăng cường quảng bá trong nước va trong khu vực.
*Phát huy triệt để các lợi thế về địa lý, tài nguyên tự nhiên và nhân văn, kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sãn có, giữ vững và đảy nhanh tốc độ phát triển du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh.
*Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về du lịch, tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch của Tỉnh, củng cố và bổ sung một số bộ phận chuyên môn và kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý chuyên ngành du lịch.
*Tiến hành công tác đào tạo mới , đào tạo lại nguồn nhân lực cho du lịch với chất lượng cao. Nâng cao trình độ quản lý Nhà nước ở các cấp nhằm đảm bảo việc kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch có hiệu quả.
*Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nếp sống văn minh, văn hoá, nâng cao dân trí, toạ cho du khách có ấn tượng tốt đẹp về con người, văn hoá và cảnh quan Quảng Ninh.
*Quan tâm đến vấn đề môi trường du lịch, bên cạnh việc khai thác tốt cần quan tâm đến khía cạnh bảo vệ làm tăng giá trị của tài nguyên du lịch. Ban hành các quy định hướng dẫn về vấn đề bảo vệ môi trường đối với du khách đến tham quan và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại địa bàn,…
*Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục và phát huy bản sác dân tộc. Phối kết hợp với nhân dân và chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách và điểm du lịch.
KẾT LUẬN
Du lịch nói chung đã trở thành một ngành công nghiệp dân sự quan trọng nhất trên thế giới. Theo Uỷ ban lữ hành và Du lịch thế giới (World Travel and Tourism Committee - WTTC), du lịch hiện nay là ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Du lịch còn lớn hơn cả các ngành công nghiệp tự động, thép, điện tử, hay công nghiệp.
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, Du lịch Quảng Ninh nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung đang đứng trên những cơ hội phát triển to lớn. Với mục tiêu phát triển Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá từng bước nước ta trở thành một trung tâm Du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu năm 2010 Du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành Du lịch phát triển trong khu vực.
Để đạt được điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực của ngành Du lịch nói chung, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành nhằm hỗ trợ tác động lẫn nhau cùng phát triển và sự nỗ lực của bản thân chúng ta. Du lịch Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được những mục tiêu đó trong một thời gian không xa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đồng chủ biên : GS-TS Nguyễn Văn Đính ; TS TRần Thị Minh Hoà, NXB Lao Động- Xã Hội , 2004.
2. Trần Đức Thanh - Nhập môn khoa học du lịch , NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội .
3. Văn Kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.
4. Tạp chí du lịch Việt Nam .
5. Báo du lịch số 10 ( 487 )/2007.
6. Khai thác internet , sử dụng các website :
- www.halongcity.gov.vn/vpages/tourism.asp. - www.vietnamtourism.com. - www.quangninh.com. - www.ecotourism.org/observer. - www.dantri.com. - ….