XÂY DỰNG TẦNG GIAO DIỆN

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ trực tuyến hỗ trợ tìm kiếm thông tin nhà trọ cho học sinh, sinh viên tại tỉnh quảng ngãi (Trang 51)

6. Bố cục đề tài

3.2. XÂY DỰNG TẦNG GIAO DIỆN

3.2.1. Quản trị hệ thống Đăng nhập Quản trị Cập nhật Xóa Thêm Nhật ký sử dụng Hình 3.2. Sơ đồ quản trị

Sơ đồ web dành cho người quản trị bao gồm các trang: đăng nhập, quản trị các chuyên đề (thêm, xóa, sửa từng chuyên đề).

Hình 3.4. Nhật ký người sử dụng

3.2.2. Giao diện người dùng

Hình 3.5. Giao diện trang chủ

3.2.3. Giao diện thêm điểm nhà trọ

Thêm Dữ liệu

Thêm dữ liệu căn cứ vào tọa độ (X, Y) mà người quản trị click trên bản đồ, tương ứng với tọa độ (X,Y) đó người quản trị sẽ bổ xung thông tin chi tiết cho đối tượng đó.

Xóa dữ liệu, Cập nhật dữ liệu

Trên bản đồ có chứa các điểm đó là các đối tượng người quản trị có thể xóa hoặc cập nhật thông tin cho đối tượng này bằng các click chuột vào đối tường đó. Thông tin của đối tượng đó được hiện lên cho người quản trị thao tác, có thể xóa đối tượng hay cập nhật thông tin thuộc tính cho đối tượng đó.

3.3. THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG 3.3.1. Kết quả giao diện các chức năng hệ thống 3.3.1. Kết quả giao diện các chức năng hệ thống

a. Cài đặt các lớp lên GeoServer

Hình 3.8. Dữ liệu bản đồ nền

Hình 3.10. Thông tin hành chính TP Quảng Ngãi b. Các giao diện chức năng

Người dùng

Trong giao diện này, người dùng có thể sử dụng các chức năng như phóng to, thu nhỏ bản đồ, di chuyển bản đồ, xem các thông tin nhà trọ tại một điểm khi người dùng kích chọn…

- Chức năng xem thông tin nhà trọ: Để xem thông tin một điểm nhà trọ nào đó trên bản đồ. Người dùng phải chọn lớp và chọn đối tượng cần xem.

Hình 3.12. Xem thông tin nhà trọ

Người dùng có thể xem thông tin chung của nhà trọ, các hình ảnh và các hiện trạng được người quản trị cập nhật như: tình trạng số phòng, số người cần ở ghép…

- Chức năng tìm kiếm: Cho phép người dùng nhập các tiêu chí cần tìm để tìm các đối tượng. Kết quả tìm sẽ trả về danh sách được mô tả sơ lược. Đồng thời cho phép người dùng chọn xem chi tiết từng đối tượng trong danh sách kết quả.

Hình 3.13. Chức năng tìm kiếm và xem thông tin trong danh sách

- Chức năng thống kê nhà trọ: Người dùng có thể xem tất cả các nhà trọ ở tỉnh Quảng Ngãi và xem thông tin trong danh sách khi kích chọn.

Hình 3.14. Chức năng thống kê nhà trọ

Người quản trị

Hình 3.15. Giao diện đăng nhập hệ thống

Hình 3.16. Giao diện sau khi đăng nhập hệ thống

Người quản trị ngoài những chức năng mà người sử dụng ra còn các chức năng như: quản lý người dùng, thêm, sửa xóa, cập nhật các thông tin nhà trọ.

Hình 3.17. Thêm mới một điểm nhà trọ trên bản đồ nền

3.3.2. Đánh giá kết quả thử nghiệm

Bảng 3.4. Kết quả thử nghiệm

STT Tính năng Đánh giá

1

Hiển thị trang web bản đồ. Trong lần đầu tiên, bản đồ hiển thị chậm, các lần sau tương đối nhanh. 2

Các thao tác phóng to, thu nhỏ,

xem toàn phần. Thực hiện tương đối nhanh.

3

Các thao tác dịch chuyển theo các hướng.

Thực hiện nhanh. Tuy nhiên, màn hình hơi bị giật khi hiển thị.

4 Thêm điểm NT

Thực hiện nhanh. Tuy nhiên để tìm kiếm lại thông tin điểm vừa thêm phải tải lại trang để thông tin hiển thị được. 5 Tìm kiếm thông tin thuộc tính. Thực hiện nhanh.

6 Xem đối tượng trên bản đồ.

Thực hiện tốt. Tuy nhiên, cần phóng to đến vị trí đối tượng khi người dùng kích chuột để chọn.

7 Tích hợp biểu đồ google vào hệ thống

Phần tích hợp hiển thị rất tốt. Cung cấp cái nhìn trực quan và sinh động giúp cho nhà xây dựng kế hoạch có cái nhìn đa chiều về thông tin các NT để đưa ra các chính sách phát triển tốt nhất.

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Kết quả đạt được

Sau thời gian tìm hiểu các công nghệ, mô hình và tiến hành thiết kế ứng dụng, tôi đã xây dựng được bản đồ trực tuyến hỗ trợ tìm kiếm thông tin nhà trọ cho học sinh, sinh tại tỉnh Quảng Ngãi với chức năng phù hợp với mục tiêu đề ra. Đề tài đã thực hiện được các nội dung sau:

-Về mặt lý thuyết: đề tài đã nghiên cứu công nghệ GIS: khái niệm, mô hình công nghệ, các thành phần và một số ứng dụng của GIS; WebGIS: cách thức hoạt động, kiến trúc và các chiến lược phát triển WebGIS.

-Về mặt ứng dụng: Đề tài đã thực hiện thu thập cơ sở dữ liệu về thông tin nhà trọ cho học sinh, sinh viên tại tỉnh Quảng Ngãi và lưu trữ dữ liệu vào Postgresql nhằm xây dựng và quản lý dữ liệu danh sách nhà trọ. Kết hợp với các công cụ hỗ trợ trong lĩnh vực GIS xây dựng lớp dữ liệu nền làm dữ liệu đầu vào cho phần mềm đã được thiết kế trong quá trình thực hiện đề tài với các chức năng chính như:

- Xây dựng các công cụ hỗ trợ tương tác trên bản đồ như phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển bản đồ theo các hướng, bật tắt các lớp bản đồ.

- Tìm kiếm nhà trọ một cách nhanh chóng. - Cho phép thêm, xóa, sửa một điểm trên bản đồ. - Hiển thị khung nhìn trực quan.

2. Hạn chế

Nhìn chung với những gì đạt được, đề tài đã hoàn thành tốt những mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên đề tài vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

- Chưa xây dựng được trang web cập nhật và xem thông tin trực tiếp từ bản đồ tích hợp với google map.

- Chưa tự động cập nhật và hiển thị các thông tin lên bản đồ khi người dùng cập nhật.

3. Hướng phát triển

mà học viên muốn tiếp tục nghiên cứu để đưa vào hệ thống sao cho hệ thống có thể áp dụng chạy thực tế và là một công cụ hữu ích cho người dùng. Những chức năng đề xuất đó là:

- Gửi thông tin phản hồi đến chủ nhà trọ và người tìm nhà (có thể là gởi tin nhắn SMS hoặc email).

- Báo cáo dự báo cho nhà quản lý về nhu cầu phòng trọ của người tìm phòng trọ trên bản đồ theo thời gian.

- Cung cấp thông tin tìm kiếm cho chủ trọ: Loại phòng, giá cả nào mà người tìm phòng trọ quan tâm nhiều nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

[1] Lê Tuấn Anh, Lê Minh Tuân, Giáo trình Tin Học địa chất hướng dẫn sử dụng MapInfo, Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, Viện Thông tin Tư liệu địa chất, Hà Nội 1997.

[2] Nguyễn Văn Ba, Phân tích thiết kế hệ thống thông tin, 2003.

[3] Đặng Văn Đức (2001), Hệ thống thông tin địa lý, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Giáo trình bài giảng GIS 2009.

[4] Trần Viết Khanh, Lê Minh Hải, “Phân tích không gian phân vùng tuyển sinh các trường THPT tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở tiếp cận hệ thông tin địa lí (GIS)”, Tạp chí Khoa học và công nghệ 78(02), tr.67 - 71.

[5] Trần Nam Phong, Đỗ Thành Long, Trần Thái Bình (2014), Phát triển các ứng dụng GIS và WebGIS sử dụng phần mềm mã nguồn mở, Kỷ yếu hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc 2014.

[6] Lê Bảo Tuấn (2015), Giáo trình Hệ thống thông tin địa lý, Đại Học Khoa Học Huế.

Tiếng Anh:

[7] Erik Hazzard (2011), OpenLayers 2.10 – Beginner ‘s Guide, Packt Publishing Ltd, UK, 351 pages.

[8] The PostgreSQL Global Development Group (1996 – 2013), PostgreSQL 9.0.13 Documentation, University of California, US.

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ trực tuyến hỗ trợ tìm kiếm thông tin nhà trọ cho học sinh, sinh viên tại tỉnh quảng ngãi (Trang 51)