Bạn khuyên em học sinh trước hết cần xem lại nhận định của mình có chính xác hay không hay chỉ là “cảm giác” như thế Sau đó em tìm một cơ hội nào đó để khéo léo tìm

Một phần của tài liệu 100-tinh-huong-su-pham-thuong-gap-va-cach-xu-ly (Trang 32 - 34)

không hay chỉ là “cảm giác” như thế. Sau đó em tìm một cơ hội nào đó để khéo léo tìm hiểu nguyên nhân cách cư xử của thầy với em. Và để em có thể yên tâm phần nào, bạn hứa sẽ có dịp chuyện trò với thầy giáo B để thầy hiểu và thông cảm cho em.

**********

Có thể nói hiện nay học sinh ít gặp phải vấn đề này và cũng không còn hiện tượng thầy giáo trù dập học sinh khi không tham gia học thêm ở lớp của thầy. Nhưng bạn có chắc rằng tình huống này không bao giờ xảy ra trong quá trình bạn tham gia công tác chủ nhiệm?

Đây là một tình huống hiếm gặp nhưng lại khá phức tạp vì nó động chạm đến vấn đề tế nhị, không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy trò mà còn là tình cảm giữa các đồng nghiệp với nhau. Chính vì thế đòi hỏi ở bạn sự sáng suốt và khéo léo.

Lựa chọn theo cách 1 bạn sẽ tránh được những rắc rối với đồng nghiệp. Bạn cũng thừa biết rằng học sinh bạn có thể dạy một, hai năm hoặc ba năm là cùng trong khi mối quan hệ với đồng nghiệp là mối quan hệ lâu dài, thường xuyên, hàng ngày “chạm mặt với nhau”, không “dại” gì vì chuyện nhỏ của học sinh mà ảnh hưởng đến mối quan hệ đó. Nhưng như vậy còn trách nhiệm là một giáo viên chủ nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của bạn thì sao? Và thái độ của bạn lúc đó rất dễ khiến em học sinh đó nghĩ rằng bạn “bao che” cho đồng nghiệp và không dám bênh vực quyền lợi của học sinh. Niềm tin của học sinh đối với bạn theo đó mà giảm dần.

Bạn sẽ lựa chọn cách 2? Và đương nhiên đối với học sinh lúc đó bạn trở nên vĩ đại vô cùng. Nhưng bạn sẽ nói như thế nào với thầy dạy Toán? Chả lẽ lại “kết luận” thầy không hài lòng về học sinh khi không tham gia vào lớp học thêm của thầy? Mà bạn thừa biết rằng đây mới chỉ là những lời tâm sự từ một phía của em học sinh và cũng chỉ là nhận định “thầy có vẻ không hài lòng”. Nếu đây chỉ là nhận định chủ quan của cá nhân em và không đúng sự thật thì quả là tai hại, bạn đã xúc phạm nghiêm trọng đến một đồng nghiệp đáng kính của mình rồi đấy.

Vậy lựa chọn hai cách trên đều thể hiện sự nóng vội và chủ quan trong nghệ thuật ứng xử sư phạm của bạn. Trong trường hợp này, khi chưa biết được mức độ chính xác của thông tin đến đâu bạn cần giữ thái độ điềm tĩnh, hỏi han em đó thật cặn kẽ và khuyên em nên xem xét lại. Bạn có thể nói: “Cô hiểu nỗi lo lắng của em vì đây là năm học rất quan trọng. Các em hoàn toàn có quyền lựa chọn học thêm ở một thầy giáo phù hợp. Là thầy cô, ai cũng mong các em tiến bộ và có kết quả học tập tốt. Chính vì thế theo cô em nên xem lại thật kỹ bài làm của mình xem có chỗ nào không phù hợp với cách dạy của thầy không. Và

biết đâu những câu hỏi khó của thầy lại xuất phát từ mong muốn em tiến bộ. Nếu thực sự khi đã xem xét kỹ mà em vẫn không tìm ra được nguyên nhân thì em nên tìm một cơ hội nào đó thật phù hợp, khéo léo hỏi thầy xem do đâu mà bài của em điểm không cao để em có cách khắc phục. Cô nghĩ rằng với sự bình tĩnh, khéo léo, tế nhị và tôn trọng thầy giáo của em, chắc chắn em sẽ có được câu trả lời. Và để em yên tâm là bạn không bỏ mặc vấn đề của em, bạn có thể hứa: “Về phía cô, cô sẽ lựa lời trò chuyện với thầy B để thầy hiểu và thông cảm cho em”. Nhưng bạn cũng nên nhắc em không nên đem chuyện này ra để bàn tán làm chủ đề cho những cuộc “buôn dưa lê” trên lớp. Điều đó không giúp em cải thiện được tình hình mà chỉ làm cho quan hệ thầy trò xấu đi mà thôi.

Một phần của tài liệu 100-tinh-huong-su-pham-thuong-gap-va-cach-xu-ly (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w